Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu bột Barit không cần giấy phép chế biến

Mới đây, Bộ Công Thương đã có Công văn số 6296/BCT-CNNg gửi Hải quan các cửa khẩu của Việt Nam về việc xuất khẩu bột Barit.
 
Theo nội dung Công văn trên thì Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2010 và có hiệu lực ngày 01/7/2011 đã bỏ việc cấp Giấy phép khoáng sản vì chế biến khoáng sản là lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Vì vậy, Bộ Công Thương đề nghị Hải quan các cửa khẩu của Việt Nam không yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình Giấy phép chế biến khoáng sản khi làm thủ tục xuất khẩu bột barit. Các điều kiện khác về xuất khẩu bột barit phải tuân thủ quy định tại Thông tư số 08/2008/TT-BCT ngày 18/6/2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản.

Được biết, vào đầu tháng 3/2010, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cho phép xuất khẩu 100.000 tấn bột barit đầu tiên vì lượng bột barit đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Phần lớn sản lượng barit được sử dụng trong ngành công nghiệp dầu khí. Barit chiếm đến 40% thành phần nước bùn khoan. Sản phẩm barit được xuất khẩu chủ yếu cho Thái Lan Indonesia, Malaysia, Nam Phi, Mêhicô và Venezuela.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cho thuê lại lao động – ai lợi hơn ai?
  • Đề xuất miễn thuế xuất khẩu da trăn nuôi
  • Từ 1/7, thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới nộp thuế
  • DN thêm gánh nặng phí
  • Phạt nặng kinh doanh, nhập khẩu hàng lậu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%