Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khi giá chung cư có dấu hiệu "bong bóng"

Thời gian gần đây, thị trường này đột nhiên trầm lắng, nhiều dự án giảm hẳn lượng khách mua cũng như các giao dịch thành công, có nơi rao bán mà chẳng ai mua, dù hạ giá khá nhiều.

Nhiều nhà đầu tư đã mất cả "chỉ lẫn chài" khi "lướt sóng" chung cư khu đô thị Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường

Trước đây ít tuần, ở Hà Nội đi đâu cũng nghe nói tới việc mua bán nhà chung cư. Mấy tháng trước, mọi người đổ xô tìm kiếm, người cần nhà ở thì muốn một căn hộ vừa túi tiền, có vị trí thuận lợi với công việc; người có tiền nhàn rỗi thì muốn có nhà làm của để dành. Thậm chí có người vay mượn tiền để đầu tư vào đó, với mục đích kiếm lời. Những nhà đầu tư kinh doanh bất động sản hoạt động ráo riết. Mọi việc cứ ồn ào, nhộn nhịp hẳn lên trên thị trường bất động sản. Giá cả cũng vì thế mà tăng nhanh, càng tăng thì càng hấp dẫn người mua.

Nhà ở không còn là một thị trường sinh lời lớn, dễ dàng, được mọi người sẵn sàng ưu tiên đầu tư nữa. Nhưng hậu quả của nó để lại không nhỏ về nhiều mặt, gây xáo trộn trật tự thị trường, ảnh hưởng có tính dây chuyền đến các hoạt động tài chính, tiền tệ và an sinh xã hội.

Điều dễ nhận thấy là nhiều nhà đầu tư trong cảnh dở khóc, dở cười, bỏ tiền đặt cọc bỏ của chạy lấy người vì giá xuống thấp so với giá đã kí trong hợp đồng trước đây.

Ở nhiều sàn giao dịch bất động sản, người bán chờ trực tìm người mua, nhưng không mấy ai đoái hoài nữa vì ngại giá giảm tiếp. Xuất hiện mối lo về sự lặp lại cơn sốt nóng, sốt ảo ngày nào trên thị trường bất động sản Hà Nội-ác mộng của người quản lí, nhà đầu tư và người tiêu dùng.

Nhu cầu về nhà ở của Hà Nội rất lớn, nhất là nhà chung cư thì ngày càng tăng. Vẫn biết nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do sự thiếu hụt cung so với cầu về nhà ở. Song nguyên nhân trực tiếp có phải là do chủ đầu tư, nhà đầu tư và môi giới cùng nhau làm giá, tạo cơn “sốt ảo” hay không thì chưa có ai hoặc  cơ quan nào kết luận rõ. Song cách phòng ngừa thì ai cũng nhận thấy: Cần có một tổ chức thẩm định giá bất động sản, tăng các dự án mà Nhà nước làm chủ đầu tư để tạo mặt bằng giá chuẩn.

Thị trường này cần sự minh bạch, định hướng dư luận rõ ràng bằng thông tin kịp thời, giúp người có nhu cầu chính đáng thuận lợi trong lựa chọn và mua nhà ở. Họ cũng cần tỉnh táo, cảnh giác với hiện tượng giá cả bất thường trên thị trường. Các hành vi đầu cơ, tạo giá ảo phải được xử lí kịp thời, thỏa đáng, nhanh chóng lập lại sự ổn định trên thị trường. Những việc này cần sự tham gia của các bộ, ngành liên quan, vì chỉ riêng Hà Nội sẽ không thể làm được.

(Landtoday)

  • "Cơn sóng" mới ?
  • Vì sao thị trường bất động sản "nóng - lạnh" thất thường?
  • Thị trường bất động sản: Bong bóng cục bộ?
  • "Sốt" đất dự án Mê Linh
  • Thị trường bất động sản Hà Nội: Tín hiệu hồi phục
  • 'Thả nổi' giá đền bù có thể làm chậm đô thị hóa
  • Bất động sản Hồng Kông sôi sục
  • Xây khu đô thị được nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!