Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phí quản lý chung cư: vẫn còn phải chờ

Một khu chung cư ở quận 12, TPHCM. - tinkinhte.com
Một khu chung cư ở quận 12, TPHCM. Ảnh: Đình Dũng

Phí quản lý chung cư đã từng là đề tài tranh chấp giữa doanh nghiệp quản lý và cư dân tại một số chung cư trong thành phố thời gian vừa qua. Cơ quan quản lý nhà nước đã vào cuộc, và dự thảo quy định về mức phí dịch vụ nhà chung cư cũng đã được đặt ra, nhưng việc quyết định mức thu bao nhiêu để dung hòa lợi ích các bên thì vẫn còn phải chờ.

Trong đề xuất dự thảo quyết định cách đây vài ngày, Sở Xây dựng TPHCM đã đề xuất UBND TPHCM khung giá dịch vụ nhà chung cư trên địa bàn thành phố. Theo đó, chung cư hạng 1 sẽ có mức thu không quá 8.000 đồng/m2/tháng; chung cư hạng 2 sẽ không quá 7.000 đồng/m2/tháng; chung cư hạng 3 sẽ không quá 6.000 đồng/m2/tháng; và chung cư hạng 4 sẽ không quá 5.000 đồng/m2/tháng. Đối với chung cư cũ, nhà ở xã hội xây dựng trước năm 1991, mức phí tối đa là 1.000 đồng/m2/tháng.

Theo cách tính trên, mức phí dịch vụ đã được điều chỉnh gần hơn với mặt bằng thu phí hiện nay. Chẳng hạn, với một căn hộ 100 m2 trong chung cư hạng 1, trong trường hợp phải nộp với đơn giá cao nhất là 8.000 đồng, thì mức phí hàng tháng sẽ là 800.000 đồng.

Cũng theo cách tính của bản dự thảo, những người ở chung cư cũ có diện tích khoảng 40 m2 sẽ chỉ phải đóng 40.000 đồng/tháng. Đây được cho là mức phí hợp lý, vì so với chuẩn nghèo của thành phố thì thu nhập trung mình 12 triệu đồng/người/năm; và với một hộ gia đình gồm bốn thành viên thì tổng thu nhập sẽ là 48 triệu đồng/năm. Do vậy, phí dịch vụ quản lý chung cư chỉ chiếm khoảng 1% thu nhập.

Tuy nhiên, cách tính của các doanh nghiệp quản lý trên thực tế thường lại xuất phát từ nhu cầu của khách hàng. Vấn đề ở chỗ là do nhu cầu của cư dân khác nhau nên dễ xảy ra tranh chấp. Theo kinh nghiệm của một công ty nước ngoài chuyên cung cấp dịch vụ quản lý cao ốc chung cư thì chính nhu cầu của cư dân sẽ quyết định mức giá sẽ phải đóng là bao nhiêu, và tất nhiên số lượng và chất lượng dịch vụ cũng sẽ tăng hay giảm tương ứng với số tiền bỏ ra.

Thông thường các chủ dự án ban đầu thường chọn các công ty cung cấp dịch vụ quản lý chung cư của mình và trả phí cố định hàng tháng. Tùy vào đẳng cấp của chung cư, công ty quản lý sẽ tính toán chi tiết tất cả các chi phí dịch vụ như điện, nước, bảo trì, an ninh, chăm sóc cảnh quan… sao cho dịch vụ luôn tốt nhất, phù hợp với đẳng cấp của công trình. Từ đó sẽ tính ra chi phí cho mỗi mét vuông mà cư dân sẽ phải đóng hàng tháng, và cũng dựa vào đó để điều chỉnh phí dịch vụ cho vừa với nhu cầu của cư dân.

Với nhiều người thì việc đóng phí dịch vụ quản lý chung cư từ vài trăm ngàn hay thậm chí cả triệu đồng mỗi tháng vẫn chấp nhận được, nhưng với nhiều người thì việc tăng thêm vài trăm ngàn chi phí hàng tháng là thêm một gánh nặng. Thực tế cho thấy trong một công đồng cư dân luôn có người sẵn sàng trả phí rất cao để hưởng dịch vụ tốt nhất, và cũng có người chỉ mong chi phí càng giảm nhiều càng tốt.

Hơn nữa, theo đề xuất dự thảo này thì giá dịch vụ nhà chung cư phụ thuộc vào xếp hạng của chung cư. Tuy nhiên việc xếp hạng chung cư cũng chưa thực sự phổ biến. Lâu nay các doanh nghiệp "tự phong" cho dự án của mình là cao cấp hoặc trung bình khi giới thiệu dự án với khách hàng.

Theo nhận xét của một giám đốc doanh nghiệp địa ốc thì chỉ cần nhìn vào chỉ tiêu chỗ để xe trong bảng tiêu chí đánh giá đối với từng hạng nhà chung cư cũng thấy sẽ chẳng có cao ốc chung cư nào xếp hạng 1 và 2 vì không thể đáp ứng chỉ tiêu mỗi căn hộ tối thiểu có 1,5 chỗ để ôtô đối với chung cư hạng 1 và tối thiểu 1 chỗ để ô tô đối với chung cư hạng 2.

Theo tinh thần này thì sắp tới nếu quyết định mức phí chung cư được chính thức áp dụng, các chủ đầu tư sẽ phải lập hồ sơ để được xếp hạng cho dự án của mình, giống như xếp hạng sao cho khách sạn, và chi phí hàng tháng của cư dân sẽ tăng lên hay giảm xuống tùy theo hạng được phong.

(Theo Đình Dũng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Đầu tư xây dựng dự án tổ hợp Oceania Phan Thiết
  • Đất miền núi giá 30 triệu đồng/m2
  • Khởi công xây dựng hơn 95% dự án nhà ở sinh viên
  • Có thể được nợ tiền sử dụng đất khi làm "sổ đỏ"
  • Khung giá đất 2010 Tp.HCM không cao hơn Hà Nội
  • 5 sự kiện nổi bật trên thị trường địa ốc 2009
  • Bất động sản Đông Nam Bộ bước vào mùa cao điểm
  • 800 căn hộ cho người thu nhập thấp
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!