Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thêm nhiều dự án bất động sản “tỉ đô”

Một số quỹ đầu tư và tập đoàn vừa bán nguyên dự án hoặc cổ phần trong các dự án bất động sản lớn tại VN. Có phải nhà đầu tư đang tháo chạy? Thực tế không phải như vậy...

Đáng chú ý nhất trong hoạt động mua bán bất động sản gần đây có lẽ là VinaCapital. Quỹ đầu tư này vừa bán toàn bộ 50,1% cổ phần trong dự án cao ốc A&B tại quận 1-TPHCM vào giữa tháng 10 vừa qua.


Việc VinaCapital bán toàn bộ 50,1% cổ phần trong dự án cao ốc A&B vẫn
không gây tác động bất lợi đến thị trường bất động sản nói chung

Để bảo đảm lợi nhuận

Lý giải cho việc trên, ông Don Lam, Tổng Giám đốc VinaCapital, cho biết: “Thị trường bất động sản VN sẽ vẫn tiếp tục phát triển trong thời gian tới nhưng đối với phân khúc văn phòng cho thuê hiện nay, cung đang vượt xa cầu nên trong chiến lược trung và dài hạn, VinaCapital tiếp tục tái cấu trúc danh mục đầu tư nhằm bảo đảm lợi nhuận. Tháng trước, VinaCapital cũng đã bán 70% cổ phần tại khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội Opera, thu khoảng 8 triệu USD lợi nhuận sau 3 năm đầu tư vào dự án này.

Ngoài ra, theo báo cáo mới nhất của Công ty Quản lý Kinh doanh bất động sản CB Richard Ellis Vietnam, chủ đầu tư hai dự án căn hộ Prince và Princess ở Thảo Điền (quận 2-TPHCM) cũng đã bán hai dự án này cho Công ty JSM Indochina với giá 26 triệu USD. Tương tự, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng đã bán gần như toàn bộ dự án Hoàng Anh An Tiến ở huyện Nhà Bè (TPHCM) với gần 1.000 căn hộ, giá 1.000 - 1.100 USD/m² cho Công ty Cổ phần Đầu tư Công đoàn BIDV. Bên cạnh đó, thời gian qua có rất nhiều dự án bất động sản đã được “gả bán” nhưng phần lớn những giao dịch này được giữ kín.

Tín hiệu lạc quan

Về nghi vấn các nhà đầu tư bán dự án để tháo chạy, một số chuyên gia kinh tế cho rằng hồi cuối năm 2008, thị trường nhà đất xuống “đáy” nhưng các quỹ và nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản vẫn bám trụ tại VN, vậy thì lúc này khả năng đó không thể xảy ra. Với gần 2 tỉ USD đầu tư tại VN (tính đến thời điểm này), việc VinaCapital bán hai dự án khoảng vài chục triệu USD - một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng vốn – là rất bình thường, không thể cho rằng quỹ này tháo chạy. Thông thường, các quỹ đầu tư không đổ vốn vào một dự án nào đó để chờ thời, ngược lại họ luôn đặt ra phân khúc thời gian nhất định để thu hồi vốn và sinh lợi.

Dưới góc nhìn khác, thương vụ thành công giữa VinaCapital và đối tác đã chứng minh rằng thị trường bất động sản vẫn còn sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư, đó cũng là tín hiệu lạc quan của thị trường trong thời gian tới.

Sôi động trở lại

Tại hội nghị - triển lãm thu hút đầu tư vào bất động sản vừa được tổ chức ở TPHCM, một số công ty tư vấn bất động sản nước ngoài cho rằng do nhu cầu phát triển khá cao nên VN vẫn tiếp tục là tâm điểm thu hút đầu tư. Thực tế, sau một thời gian chững lại do bị tác động bởi suy thoái kinh tế, một số nhà đầu tư đã tái khởi động dự án, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bất động sản. Chẳng hạn, trong tháng 10 vừa qua, thị trường đã tiếp nhận hai dự án lớn, gồm Tập đoàn Berjaya (Malaysia) xây dựng khu trung tâm TP mới Nhơn Trạch (Đồng Nai) trên diện tích 600 ha với vốn 2 tỉ USD; Tập đoàn Galileo Investment Group (Mỹ) đầu tư dự án TP sáng tạo ở phía Nam tỉnh Phú Yên, tổng mức đầu tư dự kiến lên đến 11 tỉ USD.

Giá đất cần được bình ổn


Bên cạnh những tín hiệu và tiềm năng lạc quan, thị trường bất động sản VN vẫn chứa đựng không ít yếu tố bất ổn, trong đó việc giá đất tăng quá mạnh là cản trở lớn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Đối với người dân, giá đất quá cao luôn là gánh nặng, khiến họ ít có cơ hội tiếp cận thị trường bất động sản, qua đó làm cho hấp lực thị trường giảm đi.


Để cạnh tranh trong ngắn hạn, các chuyên gia bất động sản nước ngoài cho rằng giá đất tại VN, nhất là tại các đô thị lớn, phải được giữ ở mức ổn định tương đối.

 

(Theo Bài và ảnh: Nguyễn Phúc/nld online)

  • Trái phiếu bất động sản: Hấp dẫn hơn, nhưng...
  • Thị trường văn phòng cho thuê có dấu hiệu khởi sắc
  • Bất động sản Hà Nội: “Sốt” đất, ế nhà xây sẵn
  • Đầu tư bất động sản vẫn cho lợi nhuận quá cao?
  • Môi giới BĐS Hải Phòng : Không muốn làm... cò !
  • Nhà đất quý 3: Sụt vì chính sách?
  • Thuế chuyển nhượng bất động sản: Kẽ hở từ... cuộc sống
  • Hà Nội thống nhất khung giá đất 2010
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!