Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sở GDCK phải công khai tài chính

 Lâu nay, các DN niêm yết thường bị Sở GDCK nhắc nhở phải nghiêm túc chấp hành quy định công khai báo cáo tài chính (BCTC). Giờ đây, không chỉ DN phải chấp hành nghĩa vụ này, mà bản thân Sở GDCK và Trung tâm Lưu ký chứng khoán (TTLK) cũng phải thực hiện, theo quy định tại Thông tư số 29/2010/TT-BTC ngày 4/3/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với hai cơ quan này.

Thông tư 29 sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Điều này có nghĩa là các Sở GDCK và TTLK ngay từ bây giờ bắt đầu phải "làm quen" với công khai tài chính của đơn vị mình. Theo quy định tại Điều 23 của Thông tư, hàng năm, Sở GDCK, TTLK phải thực hiện kiểm toán BCTC. Việc kiểm toán BCTC do công ty kiểm toán độc lập trong danh sách các tổ chức kiểm toán được chấp thuận đối với lĩnh vực chứng khoán. Kết quả kiểm toán BCTC của Sở GDCK, TTLK được gửi cho Bộ Tài chính. Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Sở GDCK, TTLK phải công khai BCTC. HĐQT, Tổng giám đốc Sở GDCK, TTLK chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của BCTC…

Quy định mới này được nhận định là sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước thuận lợi hơn trong quản lý, giám sát hoạt động của các Sở GDCK và TTLK, nhất là ở khía cạnh tài chính, đồng thời tạo sự bình đẳng về nghĩa vụ công khai tài chính giữa các cơ quan "chủ chợ" TTCK (Sở GDCK, TTLK) với DN niêm yết, CTCK.

Tổng giám đốc một DN niêm yết nhìn nhận, với quy định các Sở GDCK và TTLK phải công khai BCTC, cái được lớn nhất đối với các DN niêm yết, cũng như TTCK là đánh dấu sự thay đổi về tư duy ứng xử của cơ quan quản lý với một bên là các DN còn "có chất" nhà nước như Sở GDCK, TTLK, với bên còn lại là các DN tư nhân, công ty cổ phần.

Quy định về nghĩa vụ công khai BCTC tự thân nó đã tạo sức ép nhất định đối với các Sở GDCK và TTLK trong việc tuân thủ nghĩa vụ này. Bởi lẽ, với tư cách là các "chủ chợ" trên TTCK, mỗi khi muốn nhắc các DN niêm yết, CTCK nghiêm túc chấp hành nghĩa vụ công khai BCTC, thì các Sở GDCK và TTLK sẽ phải tự "soi" lại mình xem đã gương mẫu chấp hành chưa. Rõ ràng, chỉ khi tự giác tuân thủ nghĩa vụ này, thì mới tự tin nhắc nhở các thành viên khác của TTCK. Thậm chí, phải nỗ lực thực thi nghiêm túc, thì lời nhắc nhở, thậm chí cảnh báo mới có giá trị, còn không sẽ ngược lại.

Để đảm bảo tính chặt chẽ trong việc chấp hành nghĩa vụ công khai tài chính của các Sở GDCK và TTLK, Thông tư 29 còn quy định, trong trường hợp cần thiết, Sở GDCK và TTLK chịu sự kiểm tra tài chính của Bộ Tài chính thông qua các hình thức: kiểm tra BCTC định kỳ hoặc đột xuất; kiểm tra chuyên đề theo từng yêu cầu của công tác quản lý tài chính.

Ý nghĩa của quy định mới nêu trên còn ở chỗ, Bộ Tài chính đã thể hiện quan điểm nghiêm khắc với "con đẻ" của mình, bởi Bộ chính là đơn vị thực hiện quyền, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu vốn và tài sản tại các Sở GDCK và TTLK. Điều này cho thấy, cơ quan quản lý không có tâm lý "nuông chiều" các DNNN, các DN là "con đẻ", hơn các DN ngoài nhà nước, để khẳng định mình là vị trọng tài công tâm trong việc tạo lập, cũng như tổ chức thực thi chính sách quản lý mang tầm ảnh hưởng quốc gia, một điều không thể thiếu trong tư duy quản trị hiện đại của các cơ quan quản lý nhà nước.

Một nội dung đáng chú ý trong Thông tư 29 là Sở GDCK và TTLK được quyền huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm góp phần phát triển TTCK. Cụ thể, Điều 5 của Thông tư quy định: trong trường hợp cần thiết, Sở GDCK và TTLK được phép huy động vốn để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của TTCK. Việc huy động vốn không được làm thay đổi hình thức sở hữu và phải đảm bảo khả năng thanh toán nợ. HĐQT Sở GDCK và TTLK báo cáo cơ quan chủ sở hữu (Bộ Tài chính) xem xét, quyết định phương án huy động vốn. Sở GDCK và TTLK được đầu tư, góp vốn với các tổ chức kinh tế nhằm mục tiêu phát triển TTCK chỉ trong các lĩnh vực: cung cấp các dịch vụ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho TTCK, dịch vụ cung cấp thông tin thị trường. HĐQT Sở GDCK và TTLK báo cáo Bộ Tài chính quyết định các phương án đầu tư, góp vốn kinh doanh.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Khối ngoại mua ròng 187,79 tỷ trên sàn HO
  • 9/3: Thanh khoản tăng vọt ở cả hai sàn
  • "Năm 2010, cổ phiếu ngành thép sẽ tiếp tục có nhiều đợt sóng!"
  • TTCK: Chiến lược đón sóng
  • Sẽ có những đợt tăng, giảm khá mạnh
  • Thị trường đi lên, chọn cổ phiếu nào?
  • Chứng khoán: Thị trường đón "con sóng" tháng 3?
  • Triển vọng dài hạn cổ phiếu xi măng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!