Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất hiện làn sóng huy động vốn bằng trái phiếu

Lãi suất huy động đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ráo riết kiểm soát việc thực hiện theo quy định ở mức trần 14%/năm. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp công bố phát hành trái phiếu với mức lãi suất đủ hấp dẫn, để tìm kiếm nguồn vốn đang hạn hẹp.

Những ngày gần đây, có thêm 3 doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán, công bố thông tin về việc huy động hàng trăm tỷ đồng qua phương án phát hành trái phiếu với mức lãi suất khá hấp dẫn.

Công ty cổ phần (CTCP) Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR) phát hành 99 trái phiếu riêng lẻ có giá trị 99 tỷ đồng. Trái phiếu được phát hành vào ngày 6-10, kỳ hạn 18 tháng. Lãi suất trái phiếu thả nổi và có điều chỉnh hàng tháng. Lãi suất tháng đầu tiên là 17%/năm, lãi suất tháng tiếp theo được áp dụng như lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của Sacombank lãi cuối kỳ +2,5%. Đây là trái phiếu không đảm bảo và có thể hoán đổi.

Trước SCR, 2 doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán cũng huy động vốn bằng con đường trái phiếu. Cụ thể, CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) sẽ huy động 350 tỷ đồng, thông qua chào bán riêng lẻ trái phiếu có kỳ hạn 1 năm. SHS chia ra 1 đến 3 đợt phát hành, trong đó, đợt 1 với tổng giá trị 250 tỷ đồng, lãi suất 20%/năm và trả lãi một lần vào ngày đáo hạn.

CTCP Chứng khoán Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam (AGR) cũng huy động đến 3.000 tỷ đồng qua việc phát hành trái phiếu riêng lẻ có thời hạn 5 năm. Lãi suất năm đầu cố định, sau đó được thả nổi, bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm trả sau đối với cá nhân kỳ hạn 1 năm bình quân của sở giao dịch tại Hà Nội của 4 ngân hàng: Vietcombank, Agribank, BIDV và Vietinbank cộng thêm tối đa 5%/năm.

Ngoài SCR, SHS, AGR, còn có hàng loạt doanh nghiệp khác đã huy động được nguồn vốn lớn bằng con đường này, với mức lãi suất đủ để thu hút nhà đầu tư. CTCP Chứng khoán TPHCM (HSC) phát hành thành công 600 trái phiếu riêng lẻ, có kỳ hạn 5 năm cho 2 nhà đầu tư nước ngoài với lãi suất cố định 14%/năm trong năm đầu tiên. CTCP Đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền (KDH) phát hành 50 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi vào ngày 20-9 với lãi suất cố định 21,5%/năm; CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (SJS) cũng phát hành 700 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi kỳ hạn 3 năm với mức lãi suất được điều chỉnh 6 tháng 1 lần.

Sau khi NHNN áp trần lãi suất 14%/năm, việc huy động vốn từ dân cư của các ngân hàng phải cạnh tranh khốc liệt. Những ngân hàng nhỏ gặp khó khăn trong thanh khoản, có thể buộc phải tìm cách “lách” để huy động được vốn. Còn đối với doanh nghiệp, việc vay với lãi suất 17% - 19%/năm vẫn hết sức khó khăn vì ngân hàng chỉ chọn một số ít đối tượng ưu tiên.

Để tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu, nhiều doanh nghiệp không chỉ nâng lãi suất trái phiếu lên khá cao mà còn “khuyến mãi” thêm quyền chuyển đổi. Tức, khi tham gia mua trái phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp, nhà đầu tư vừa được hưởng lãi suất, vừa có cơ hội nắm giữ cổ phiếu đến ngày đáo hạn.

Như vậy, trong điều kiện khó khăn cả đầu ra lẫn đầu vào, doanh nghiệp và ngân hàng đã thể hiện “trong cái khó ló cái khôn”. Điển hình như, SHS huy động lãi suất tới 20%, SJS 22% và KDH 21,5%, cao hơn nhiều so với trần lãi suất tiết kiệm hiện nay. Tuy nhiên, việc lãi suất trái phiếu ở mức cao này cũng là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy thị trường đang rất khát vốn. Những chính sách nhằm hạ lãi suất của NHNN vẫn chưa phát huy tác dụng. Ngược lại, việc ép trần lãi suất khiến cho thanh khoản của hệ thống ngân hàng khá căng thẳng và có thể buộc phải “lách luật”.

(Sài Gòn Giải Phóng)

  • Nhiều doanh nghiệp niêm yết về đích sớm
  • Lấy lại niềm tin TT: Vì sao, cho ai và bằng cách nào?
  • Ngày 13/10, đấu thầu 2.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
  • Xu hướng kiếm tiền từ các thương vụ M&A
  • Quy lỗi kiểm toán trong vụ DVD: Phải đợi sau ngày 27/10
  • Chuyện hy hữu trên TTCK Việt Nam
  • Vỡ lở vụ lừa khủng trên thị trường chứng khoán
  • Sức ép công khai CTCK không an toàn tài chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!