Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TP HCM: Nhiều dự án lớn “khát” vốn

Diện tích đường phát triển thêm mỗi năm chưa tới 2% trong khi lượng xe tăng đến 10% khiến hạ tầng giao thông TP rơi vào tình trạng quá tải”

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Trung Tín cho biết tại hội thảo kêu gọi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng TPHCM do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tổ chức sáng 11-12.

Theo Sở GTVT TPHCM, hiện nay, nhiều dự án mang tính cấp thiết nhưng không có vốn để xây dựng và đang tiếp tục kêu gọi đầu tư. Cụ thể là dự án đường song hành Hà Huy Giáp, dài 4 km, tổng vốn đầu tư 65 triệu USD; dự án nâng cấp mở rộng Tỉnh lộ 15, dài 40 km, tổng vốn 171,25 triệu USD; dự án đường Vườn Lài và cầu Vàm Thuật, tổng vốn 48 triệu USD... Hiện Sở GTVT cũng đang kêu gọi đầu tư xây dựng 5 nút giao thông trên đường Nguyễn Văn Linh.

Trong lĩnh vực thoát nước, ông Ngô Quang Mãnh, Trưởng Phòng Quản lý Cấp thoát nước Sở GTVT, cho biết hiện TP đang kêu gọi đầu tư dự án tiêu, thoát nước và giải quyết ô nhiễm kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên (gồm 3 dự án thành phần), tổng vốn đầu tư 800 triệu USD. Trong đó, dự án thành phần số 3 trạm xử lý nước thải Tham Lương – Bến Cát (công suất 131.000 m3/ngày đêm) đang được Sacomreal xin TP cho phép đơn vị này thi công. Còn dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải khu vực Tân Hóa – Lò Gốm, tổng vốn 485 triệu USD cũng rơi vào tình trạng chưa có vốn đầu tư.

Với ngành cấp nước, ông Lý Chung Dân, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, cũng giới thiệu 6 dự án kêu gọi đầu tư, bao gồm: Hệ thống cấp nước sông Sài Gòn giai đoạn 2 (Nhà máy Nước Tân Hiệp 2 – 1.000 tỉ đồng), mở rộng Nhà máy Nước Thủ Đức giai đoạn IV (1.650 tỉ đồng), khu xử lý bùn Nhà máy Nước Thủ Đức (200 tỉ đồng), sửa chữa tuyến ống nước sạch D2000 hiện hữu (200 tỉ đồng), xây dựng hệ thống chuyển tải và mạng cấp 1 TPHCM giai đoạn 2010–2020 (2.820 tỉ đồng).

Theo ông Dương Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở GTVT, các dự án trên có nhiều hình thức đầu tư: BOT, BT hoặc đổi đất lấy hạ tầng. “Điều quan trọng nhất là cơ chế đầu tư, phải làm sao để doanh nghiệp trong và ngoài nước dám bỏ vốn đầu tư vào dự án, do đó mỗi dự án sẽ có cơ chế đầu tư cụ thể”- ông Thanh khẳng định.


(Theo NLĐO)

  • Ông Nguyễn Thanh Nghị: “Đề án đặc khu sẽ là bước ngoặt cho Phú Quốc”
  • Xuất ngoại tìm vốn cho dự án cao tốc
  • Siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Thủ tướng đã đồng ý
  • Hơn nửa dự án BT tại Hà Nội chưa có nhà đầu tư
  • Chuyên gia: Nên đầu tư "xe buýt nhanh" trước khi có metro
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!