Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các NH Nhật Bản thua lỗ hơn 10 tỷ USD do khủng hoảng tín dụng

Trong vòng sáu tháng tính đến hết tháng 9 vừa qua, 6 tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản đã phải chịu tổng thiệt hại 1.030 tỷ yên (hơn 10 tỷ USD) do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu.

So với cùng kỳ năm ngoái, thiệt hại của Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui tăng gần gấp đôi, lên 224,1 tỷ yên; của Tập đoàn Mizuho tăng khoảng 2,4 lần, lên 130,4 tỷ yên; của Tập đoàn cổ phần Resona tăng 9,1%, lên 126,5 tỷ yên.
Trong khi đó, tổng lợi nhuận thực của các tập đoàn này giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 406 tỷ yên (khoảng 4,2 tỷ USD). Trong đó, lợi nhuận thực của Sumitomo Mitsui giảm 51,2%, của Resona giảm 28,1%, của Chuo Mitsui giảm 61,2%, của Sumitomo Trust & Banking Co. giảm 24,9% và Mitsubishi UFJ giảm 61%. Dự kiến, tổng lợi nhuận thực của sáu tập đoàn tài chính này chỉ đạt khoảng 930 tỷ yên (khoảng 9,7 tỷ USD) trong cả tài khóa hiện nay (kết thúc vào tháng 3/2009).
Trong khi hứng chịu những thiệt hại đáng kể từ hoạt động đầu tư chứng khoán, các ngân hàng nói trên cũng phải chịu áp lực lớn do chi phí ngày càng tăng từ hoạt động chuyển nhượng các khoản cho vay kém hiệu quả, ước tính lên tới 729,7 tỷ yên trong nửa đầu tài khóa 2008, tăng 87% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tập đoàn này giảm mạnh, một phần do niềm tin sụt giảm khiến nhiều nhà đầu tư rút tiền khỏi các thị trường chứng khoán, khi giá cổ phiếu giảm mạnh dưới tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu. Một tỷ lệ lớn các khoản đầu tư và cho vay trở thành "các khoản tiền xấu" do ngày càng nhiều công ty phá sản, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản do tác động từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở tại Mỹ. Bên cạnh đó, các ngân hàng này cũng bị thiệt hại vì ảnh hưởng của vụ phá sản hồi tháng 9 của công ty cổ phần Lehman Brother của Mỹ.
Theo các nhà phân tích, tình hình hiện nay cùng với triển vọng xấu đi của nền kinh tế Nhật Bản có thể buộc các ngân hàng siết chặt hoạt động cho vay.

( Theo Trung tâm thông tin Bộ Công Thương )

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Mỹ từ bỏ kế hoạch mua nợ xấu để giải cứu thị trường
  • Chống lạm phát sẽ “cán đích” sớm ? (14/11)
  • Joseph Stiglitz: Cách thoát khỏi khủng hoảng tài chính toàn cầu
  • Khủng hoảng tài chính: hệ lụy từ 50 năm trước
  • Lạm phát năm 2009 sẽ không ở mức 12%-14%
  • Lạm phát tại Trung Quốc có thể sẽ giảm xuống 3% trong năm 2009
  • Các quỹ đầu tư lớn trước cơn bão khủng hoảng tài chính
  • Sức tàn phá của cuộc khủng hoảng tài chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!