Xét trên bình diện tổng thể, ngoại trừ biệt lệ 2006, lạm phát từ năm 2004 trở lại đây luôn là vấn đề nóng bỏng của nền kinh tế nước ta, đặc biệt là từ năm 2007 đến nay. Do vậy, việc ấn định mục tiêu này ở mức dưới 15% cho năm 2009 sắp tới là một sự tiếp nối lôgích.
Tuy nhiên, với những diễn biến rất mau lẹ của thị trường trong nước và thế giới hiện nay, đặc biệt là triển vọng u ám của kinh tế thế giới sắp tới, có lẽ cũng cần phải tính tới một kịch bản khác.
Từ kết quả nhìn lại nguyên nhân
Trước hết, nếu xét qua từng năm, sau khi trải qua 3 năm "âm" hoặc hầu như đứng yên 1999-2001 (năm 1999 tăng 0,1%; năm 2000 giảm 0,6%; năm 2001 tăng 0,8%), giá tiêu dùng tăng ở mức vừa phải 4,0% và 3,0% trong hai năm 2002-2003, còn từ năm 2004 đến nay, ngoại trừ năm 2006, còn lại đã tăng ngày càng mạnh: 2004: 9,5%; 2005: 8,4%; 2006: 6,6%; 2007 vượt xa ngưỡng hai chữ số với 12,63% và 10 tháng đầu năm nay đạt kỷ lục 21,64%.
Như vậy, nếu so với mục tiêu kiềm chế ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì chỉ có năm 2006 chúng ta hoàn thành tốt và năm 2005 cũng có thể coi là hoàn thành mục tiêu này (GDP năm 2006 tăng 8,17%; năm 2005 tăng 8,43%), còn ba năm 2004; 2007 và 2008 đều bị "lỗi hẹn".
Trong đó, những diễn biến của giá tiêu dùng trong 13 tháng trở lại đây là đặc biệt đáng quan tâm. Bởi lẽ, trong thời đoạn này, nếu như giá tiêu dùng 9 tháng đầu tiên liên tục tăng phi mã (quý IV/2007: 4,95%; quý I/2008 tăng kỷ lục 9,19% và quý II/2008: 8,47%), thì từ tháng 7 đến nay liên tục hạ nhiệt: tháng 7: 1,13%; tháng 8: 1,56%; tháng 9 chỉ tăng 0,18% và lần đầu tiên giảm 0,19% trong tháng 10 sau một mạch 30 tháng tăng không nghỉ. Hiển nhiên, bên cạnh nguyên nhân chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, việc chúng ta không hoàn thành mục tiêu kiềm chế giá tiêu dùng như vậy còn do ba nguyên nhân rất quan trọng sau đây:
- Thứ nhất, việc giá nguyên liệu thế giới liên tục tăng phi mã trong gần 5 năm trở lại đây đương nhiên kh
Trên bình diện tổng quát, cho dù tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến 6,5% năm 2009 vẫn là một thành công lớn trong điều kiện "thế giới lạnh" như đã nói ở trên, nhưng cũng không thể phủ nhận đó là một sự tụt dốc so với giai đoạn "đang lên" 2000-2007. Hơn thế, như thực tế những năm phải đối mặt với khủng hoảng và suy thoái kinh tế khu vực và thế giới cho thấy, việc duy trì được tốc độ tăng trưởng năm 2009 gần bằng năm 2008 gần như chắc chắn sẽ là điều không hề dễ dàng. |
iến cho thị trường trong nước bị gia nhiệt ngày càng mạnh.
Các số liệu thống kê của IMF cho thấy, tuy giá nguyên liệu thế giới năm 2000 có tăng đột biến 26,85%, nhưng nếu lấy năm 2000 làm chuẩn (100 điểm), thì mặt bằng giá cả trong giai đoạn 1999 -2003 vẫn chỉ dao động trong khoảng 47,8 - 65 điểm phần trăm (ĐPT), còn từ năm 2004 đến nay liên tục tăng rất mạnh: năm 2004: 23,85% và đạt 80,5 ĐPT; năm 2005: 24,22% và 100 ĐPT; năm 2006: 11,85% và 120,7 ĐPT; năm 2007: 11,85% và 135,0 ĐPT; còn ước tính năm 2008 tăng kỷ lục 28,74% và 173,8 ĐPT; tổng cộng 5 năm tăng đại nhảy vọt tới 167,38%.
Mặt khác, cho dù mặt bằng giá bình quân năm nay cao như vậy, nhưng thực ra giá nguyên liệu thế giới chỉ liên tục tăng đại nhảy vọt và đạt mức "đỉnh" 219 ĐPT vào tháng 7, còn 3 tháng gần đây đã liên tục giảm: tháng 8 giảm 10,87%; tháng 9 giảm 9,94%; đặc biệt là tháng 10 vừa qua rơi tự do 21,62%. Do vậy, việc giá tiêu dùng trong nước hạ nhiệt rất mạnh trong tháng 9 và đạt mức "âm" trong tháng 10 vừa qua cũng có phần do nguyên nhân này.
- Thứ hai, những diễn biến như vậy của giá tiêu dùng đương nhiên còn do những bất ổn bên trong nền kinh tế. Điều này thể hiện rất rõ ở sự tụt dốc của khu vực sản xuất nông nghiệp so với nhu cầu không chỉ của bản thân nền kinh tế, mà cả của thị trường thế giới. Các số liệu thống kê của nước ta cho thấy, thay vì đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,83% trong giai đoạn 2001-2005, khu vực nông nghiệp hai năm 2006 và 2007 chỉ đạt 3,41-3,42%, còn 9 tháng đầu năm nay cũng chỉ tăng 3,57%, cho nên đương nhiên lượng cung hàng nông sản và thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu bị giảm tốc và giá tăng chỉ là một hệ quả tất yếu.
Tiếp cận từ góc độ giá tiêu dùng, chúng ta cũng có thể thấy rất rõ điều này. Đó là, chỉ tính từ đầu năm 2007 đến nay, tức là chỉ xét trong giai đoạn lạm phát tăng vượt ngưỡng 2 chữ số, nếu như giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chiếm 42,85% "rổ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội" vào đầu năm 2007 chỉ mới chiếm 46,10% trong tổng mức tăng của giá tiêu dùng, thì tháng 6 vừa qua đã đạt mức "đỉnh" 71,17%, còn từ đó đến nay liên tục giảm và hiện còn 66,16%, trong khi tỷ trọng này của 9 nhóm hàng hoá và dịch vụ khác ở ba thời điểm tương ứng là 53,90%; 28,53% và 33,84%.
Điều này có nghĩa là, "thủ phạm chính" gây lạm phát phi mã chính là do giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng quá cao, còn bắt đầu từ tháng 7 vừa qua cho đến nay, do chúng ta liên tục được mùa lớn chưa từng có, cộng với việc giá lương thực thế giới liên tục rơi tự do khiến giá lương thực trong nước liên tục hạ nhiệt đã tạo ra bước ngoặt rất quan trọng trong diễn biến của giá tiêu dùng. Việc giá lương thực những tháng gần đây liên tục giảm ngày càng mạnh đủ chứng tỏ điều đó.
- Thứ ba, xét từ góc độ sức mua của thị trường trong nước, cũng có thể khẳng định rằng, việc hầu như liên tục duy trì được đà tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước trong suốt 8 năm qua cũng là một tác nhân rất quan trọng khiến cho giá tiêu dùng hầu như liên tục tăng nóng, và ngược lại, những khó khăn chúng ta phải đối mặt trong những tháng gần đây cũng đã khiến cho giá tiêu dùng hạ nhiệt mạnh.
Bởi lẽ, với việc tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng ngoạn mục 6,79% trong năm 2000 và đạt kỷ lục 8,47% trong năm 2007 vừa qua, hiển nhiên là tốc độ tăng thu nhập của đại đa số dân cư ngày càng cao và sức mua của thị trường trong nước ngày càng tăng mạnh. Việc tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vượt qua mức "đáy" 8,26% năm 1999, đạt tốc độ tăng 9,70% trong năm 2000 và đạt mức "đỉnh" 23,30% trong năm 2007 vừa qua là một minh chứng.
Tuy nhiên, việc giá tiêu dùng bắt đầu tăng đại nhảy vọt từ quý IV/2007 như nói trên đến giữa năm nay và từ đó đến nay đã hạ nhiệt mạnh lại đặt thị trường trong nước vào một tình huống khác hẳn. Đó là, cho dù tốc độ tăng của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng từ đầu năm đến nay cao ngất ngưởng ở ngưỡng 30%, nhưng "phần ảo" trong đó lại rất lớn. Kết quả tính toán của các nhà quản lý cho thấy, nếu như tốc độ tăng tính theo giá thực tế ở thời điểm giữa năm 2007 là 22,9%, còn loại trừ yếu tố giá tăng cũng đạt 15%, thì đến giữa năm nay rơi tự do xuống chỉ còn 8%, tháng 8 còn 6,4% và hiện tiếp tục "co lại" chỉ còn 6,1%. Điều này có nghĩa là, với việc giá tiêu dùng liên tục tăng phi mã chủ yếu bắt nguồn từ việc giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng đại nhảy vọt, những bộ phận có thu nhập thấp càng bị suy kiệt sức mua.
Trong "thế giới lạnh"
Trước hết, cho dù việc giá nguyên liệu thế giới hạ nhiệt trong 2 tháng 8 và 9 vừa qua đã tạo ra hiệu ứng giảm giá trong nước, còn về việc rơi tự do trong tháng 10 như đã nói trên đang tạo ra sức ép giảm giá trong nước còn lớn hơn nữa, nhưng có lẽ những dự báo về mặt này do IMF vừa công bố trong ngày 6/11 vừa qua đã hoàn toàn giải tỏa nỗi lo ám ảnh chúng ta suốt từ năm 2004 đến nay.
Bởi lẽ, theo định chế quốc tế này, thay vì chỉ giảm nhẹ 6,3% như dự báo hồi tháng 10 vừa qua, giá dầu mỏ thế giới năm 2009 có thể sẽ rơi tự do 31,8%, còn cặp số liệu tương ứng của nhóm hàng nguyên liệu phi dầu mỏ là 6,2% và 18,7%. Như vậy, tính chung lại, giá nguyên liệu thế giới năm 2009 sẽ giảm 21,38%.
Rõ ràng, đối với một nền kinh tế mà riêng nhập khẩu nguyên liệu đã bằng khoảng 60% GDP như nước ta, nếu như giá nguyên liệu thế giới liên tục giữ vai trò gia nhiệt thị trường trong nước ngày càng mạnh trong gần 5 năm vừa qua, thì việc giá nguyên liệu rơi tự do như vậy đương nhiên không thể không giữ vai trò hạ nhiệt trong năm 2009 sắp tới.
Không những vậy, tác dụng hạ nhiệt này còn mạnh lên do việc mở rộng thị trường xuất khẩu của chúng ta trong năm tới chắc chắn sẽ còn gặp không ít trở ngại và tác động "kép" của nó là rất khó lường.
Điều này trước hết bắt nguồn từ chỗ, việc giá hàng xuất khẩu sốt lạnh đương nhiên sẽ trực tiếp kéo giá trong nước xuống theo. Mặt khác, nhờ những nỗ lực vượt bậc trong nhiều năm qua, càng ngày khối lượng hàng hoá xuất khẩu của chúng ta càng tập trung nhiều hơn vào các trung tâm kinh tế thế giới, nhưng theo dự báo của IMF, đây lại chính là những thị trường bị cuộc khủng hoảng tài chính tàn phá mạnh nhất với kỷ lục tăng trưởng ở mức "âm", tồi tệ nhất trong vòng 3 thập kỷ trở lại đây đang đón đợi.
Việc tốc độ tăng xuất khẩu của nước ta đang từ 33,16% trong năm 2006 hạ nhiệt mạnh xuống chỉ còn 26,59% trong năm 2007 khi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực vừa mới bùng phát, còn năm 1998 thì rơi tự do xuống mức "đáy" chỉ với 1,91%, hoặc trong năm 2001 xảy ra sự kiện "ngày 11/9 đen tối của nước Mỹ" cũng đã rơi tự do xuống chỉ còn 3,77% (năm 2000 đạt 25,26%) đủ cho thấy rất rõ điều đó. Do vậy, việc thực hiện mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 13% trong năm nay chắc chắn là hết sức khó khăn.
Kịch bản nào?
Rõ ràng, trong điều kiện phụ thuộc ngày càng nặng nề vào cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu để phát triển như nước ta, đương nhiên việc giá đầu vào nhập khẩu giảm mạnh là một yếu tố thuận lợi, còn việc đầu ra tăng tốc chậm, thậm chí có thể bị "co lại" đương nhiên sẽ làm mạnh thêm xu thế hạ nhiệt giá cả trong nước.
Tuy nhiên, những tác động này chắc chắn sẽ không dừng lại ở đó. Bởi lẽ, với một nền kinh tế mà chỉ riêng xuất khẩu hàng hoá đã bằng khoảng 66% GDP như nước ta hiện nay, tốc độ tăng chậm lại của đầu ra này đương nhiên cũng đồng nghĩa với công ăn việc làm của một bộ phận rất đông dân cư nước ta trở nên khó khăn và thu nhập sẽ chỉ tăng chậm. Trên bình diện tổng quát, cho dù tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến 6,5% năm 2009 vẫn là một thành công lớn trong điều kiện "thế giới lạnh" như đã nói ở trên, nhưng cũng không thể phủ nhận đó là một sự tụt dốc so với giai đoạn "đang lên" 2000-2007. Hơn thế, như thực tế những năm phải đối mặt với khủng hoảng và suy thoái kinh tế khu vực và thế giới cho thấy, việc duy trì được tốc độ tăng trưởng năm 2009 gần bằng năm 2008 gần như chắc chắn sẽ là điều không hề dễ dàng.
Bên cạnh đó, hậu quả bị suy kiệt sức mua của một bộ phận đông đảo dân cư sau thời gian lạm phát phi mã kéo quá dài như đã nói ở trên chắc chắn cũng sẽ không thể khắc phục trong một sớm một chiều, cho nên cũng sẽ tác động tiêu cực đến sức mua của thị trường trong nước.
Trong bối cảnh vừa bị giá cả và thị trường thế giới kéo xuống, vừa bị sức mua yếu của thị trường trong nước cản trở như vậy, kịch bản giá tiêu dùng vẫn tăng ở mức dưới 15% như mục tiêu vừa được khẳng định có lẽ là điều khó xảy ra.
Nói tóm lại, tuy kịch bản chỉ quanh quẩn xung quanh "cột mốc số 0" như thời "hậu" khủng hoảng kinh tế khu vực và suy thoái kinh tế thế giới trong 3 năm 1999-2001 có lẽ khó xảy ra, nhưng tốc độ tăng giá tiêu dùng của nước ta trong năm 2009 sắp tới gần như chắc chắn sẽ không cao như vậy, mà có nhiều khả năng sẽ ở mức dưới 2 chữ số như mục tiêu đề ra cho năm 2010, thậm chí có thể thấp khá xa ngưỡng 10%.
"Thủ phạm chính" gây lạm phát phi mã chính là do giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng quá cao, còn bắt đầu từ tháng 7 vừa qua cho đến nay, do chúng ta liên tục được mùa lớn chưa từng có, cộng với việc giá lương thực thế giới liên tục rơi tự do khiến giá lương thực trong nước liên tục hạ nhiệt đã tạo ra bước ngoặt rất quan trọng trong diễn biến của giá tiêu dùng.
( Cổng thông tin kinh tế )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com