Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

vẫn chưa đạt được sự nhất trí trong việc đối phó với khủng hoảng kinh tế

Tại Hội nghị cấp cao bất thường của Liên hiệp châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) ngày 1-3, lãnh đạo các nước thành viên chưa nhất trí về kế hoạch chung trợ giúp khẩn cấp các nền kinh tế Trung và Ðông Âu, cho thấy khủng hoảng kinh tế toàn cầu tiếp tục chia rẽ nội bộ EU. Năm năm sau khi mở rộng về phía đông, EU đông, nhưng chưa đủ mạnh để gắn kết các thành viên.


Tổ chức theo lời kêu gọi của Thủ tướng CH Séc M. Topolanek, với tư cách Chủ tịch luân phiên EU, Hội nghị Brussels nhằm tìm biện pháp đối phó cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ngày càng tồi tệ, có nguy cơ đẩy các nền kinh tế EU lún sâu hơn vào suy thoái và bất ổn. Ngoài việc chuẩn bị và thống nhất lập trường chung của EU đưa ra tại Hội nghị Nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới và mới nổi (G-20), dự kiến họp tại Luân Ðôn (Anh) ngày 2-4, các nhà lãnh đạo EU thảo luận các biện pháp giúp đỡ những thành viên EU ở Trung và Ðông Âu hiện gặp nhiều khó khăn vì khủng hoảng kinh tế, cũng như tìm cách gạt bỏ những vấn đề bất đồng, ít nhiều gây căng thẳng giữa các thành viên thời gian qua.

 

Trong một tuyên bố trước khi diễn ra hội nghị, Thủ tướng Séc M.Topolanek khẳng định, EU không thể có thêm bất kỳ sự chia cắt nào giữa Bắc và Nam, hay giữa Ðông và Tây Âu; và rằng mọi nỗ lực và biện pháp chống khủng hoảng kinh tế trong EU phải tôn trọng sự liên kết nội khối, bởi vì một thị trường nội khối thống nhất có ý nghĩa sống còn trong bối cảnh sự toàn vẹn và đoàn kết của châu Âu đang đứng trước thách thức nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tại hội nghị, nhằm hàn gắn các quan điểm khác biệt trong cách thức giải quyết khủng hoảng, các nhà lãnh đạo EU đã khẳng định cam kết tôn trọng thị trường chung EU. Cam kết này cũng nhằm xoa dịu lo ngại đang gia tăng cho rằng sự xuất hiện trở lại các biện pháp bảo hộ quá mức đối với các ngành công nghiệp ở  một  vài  quốc  gia  thành  viên  sẽ  phá  hoạisự đoàn kết của EU. Những tuần gần đây, đề tài bảo hộ kinh tế gây tranh cãi tại châu Âu và được cho là một trong những nguyên nhân gây chia rẽ Ðông và Tây Âu. Trong đó, các nỗ lực của một số nước Tây Âu hỗ trợ đặc biệt đối với khu vực ngân hàng, một số ngành kinh tế ảnh hưởng nghiêm trọng do khủng hoảng, nhất là ngành sản xuất xe hơi, bị các nước Ðông Âu phản đối, cho đó là hành động bảo hộ mậu dịch, thậm chí cảnh báo xuất hiện "bức rèm sắt" bảo hộ kinh tế. Thủ tướng Hungary Ferenc Gyurcsany tuyên bố tại hội nghị rằng không thể để "bức rèm sắt" hình thành và chia rẽ châu Âu; các nhà lãnh đạo EU phải có hành động ngay để cứu các thành viên mới của khối thoát khỏi khủng hoảng hiện nay. Hội nghị Brussels một lần nữa khẳng định hợp tác chặt chẽ về thị trường tài chính, trong đó có những quy định của Ủy ban châu Âu (EC) ban hành tuần trước về xử lý các khoản nợ và tài sản xấu của ngân hàng và cam kết chính thức phê chuẩn trong hai tuần tới. Các nhà lãnh đạo EU cũng ủng hộ việc thành lập hai cơ quan nhằm phối hợp giám sát các thể chế tài chính trên khắp châu Âu nhằm tránh lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua.

 

Tuy nhiên, những cam kết trên đây của các nhà lãnh đạo EU vẫn chỉ mang tính chính trị, mà chưa phải là những giải pháp cụ thể cho tình hình kinh tế hết sức khó khăn hiện nay trong khu vực, cho thấy EU vẫn thiếu sự phối hợp các biện pháp giữa các quốc gia thành viên. Ðề xuất của Thủ tướng Hungary Ferenc Gyurcsany yêu cầu EU lập quỹ hỗ trợ khẩn cấp trị giá 190 tỷ euro giúp các nền kinh tế thành viên yếu kém nhất ở Trung và Ðông Âu đã bị bác bỏ. Thủ tướng Ðức Angela Merkel thẳng thừng phản đối một kế hoạch cứu trợ chung, cho đó không phải là biện pháp hữu hiệu vì tình hình ở mỗi nước Trung và Ðông Âu không giống nhau. Ở châu Âu, các nước Trung và Ðông Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính. Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, đồng tiền mất giá nhanh. Thủ tướng Gyurcsany cảnh báo, trong bối cảnh bất ổn về chính trị và áp lực về thất nghiệp tăng vọt, nếu không được trợ giúp, các nền kinh tế này sẽ sụp đổ, ảnh hưởng toàn châu Âu. Trước khi diễn ra Hội nghị Brussels, lãnh đạo chín nước khu vực này, gồm Ba Lan, Hungary, Slovakia, Séc, Bulgaria, Romania, Estonia, Latvia và Lithuania, đã họp để thống nhất gây áp lực với các thành viên giàu hơn trong khối yêu cầu những nước này trợ giúp. Tuy nhiên, quan điểm không thuận trên của Ðức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, hiện chịu áp lực đi đầu trong việc hỗ trợ các quốc gia Ðông Âu của EU, đã làm thất vọng những thành viên mới của khối. Hiện tại, các nước EU đều gặp khó khăn, nên việc đạt đồng thuận về kế hoạch giúp các thành viên Trung và Ðông Âu sẽ tiếp tục không suôn sẻ. Ðiều này cũng cho thấy sự chia rẽ trong EU, vốn tồn tại nhiều năm qua, nay càng thêm trầm trọng.

 

Có thể nói, việc kết nạp các quốc gia Ðông Âu làm thành viên là chiến dịch mở rộng quan trọng nhất trong lịch sử EU, cũng như trong mục tiêu nhất thể hóa châu Âu. Nhiều tiến bộ đã đạt được, nhưng sự khác biệt về trình độ phát triển giữa các thành viên vẫn là vấn đề gây chia rẽ EU. Các nhà lãnh đạo EU phải tiếp tục tìm giải pháp nhằm không để cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay làm tiêu tan những tiến bộ đã đạt được, cũng như đe dọa phá vỡ sự đoàn kết, thống nhất của khối.

( Theo báo điện tử Nhân dân)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Khủng hoảng kinh tế có thể kéo dài
  • Anh, Mỹ sẽ bàn về chống khủng hoảng kinh tế toàn cầu
  • Khủng hoảng kinh tế khiến nhiều người tự tử
  • Kinh tế thế giới trước nguy cơ đại suy thoái
  • Suy thoái kinh tế: Cấu trúc lại DN
  • Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những điều rút ra cho Việt Nam
  • Khủng hoảng kinh tế Mỹ có thể kéo dài đến năm 2010
  • Hệ quả của khủng hoảng kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!