Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hiệu ứng Domino từ khủng hoảng ngân hàng Tây Ban Nha?

 

 

Sự thất bại của các ngân hàng và nạn rút tiền ồ ạt diễn biến ngày càng trở nên xấu hơn ở eurozone. Mặc dù các chính phủ và các thị trường tài chính vẫn rất lo ngại cho tương lai của Hi lạp sau cuộc bầu cử ngày 17 tháng 6, khủng hoảng ngân hàng của Tây Ban Nha hiện đang được xem là mối đe dọa lớn nhất cho đồng euro.

Nếu Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ 4 ở eurozone và đóng góp 12% cho quỹ cứu trợ - nối gót theo Ireland, Bồ Đào Nha, Hi Lạp yêu cầu được giúp đỡ thì nguồn tiền của quỹ sẽ hết sạch như Bộ trưởng tài chính Tây Ban Nha Montoro đã từng nói: "Về mặt kĩ thuật, chúng tôi không thể được cứu". Đó là vẫn chưa kể đến việc Ý - nền kinh tế lớn thứ 3 của eurozone - cũng sẽ suy sụp theo Tây Ban Nha.

Trong năm nay, tỉ lệ nợ so với GDP của Tây Ban Nha ở mức cao nhất từ năm 1990, từ 68% của năm 2011 đến 79.8% do chi phí vay tăng cao, chi phí giải cứu các ngân hàng, quỹ thâm hụt thuế quan quyền lực, quỹ giúp đỡ các khu vực chi trả cho các nhà cung cấp dịch vụ và cứu trợ Hi Lạp.

Tây Ban Nha đã phải chi tiêu 4.5 tỉ euro để quốc hữu hoá Bankia, gia tăng khoản nợ đến 23.5 tỉ euro. Hai tuần trước trước, Bankia lại yêu cầu một gói cứu trợ 19 tỉ euro để ngăn chặn những tổn thất liên quan đến các khoản vay bất động sản đang trở nên xấu đi. Nhóm các ngân hàng bậc trung như Unicaja, Banco Mare Nostrum, Bankinter cũng như ngân hàng sáp nhập của Liberbank, Ibercaja và Caja Tres đều nhấn mạnh rằng họ không có khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn vốn nghiêm ngặt mới.

Tình hình ở các vùng tự trị cũng rất khó khăn với 12 tỉ euro đáo hạn trong quý cuối cùng, hơn một nửa trong số đó thuộc về hai vùng Catalonia và Valencia. Chỉ riêng vùng Catalonia, các khoản thanh toán nơ công với chi phí tái cấp vốn, đã là 13.48 tỉ euro trong năm 2012.

 

Chính quyền trung ương và các khu vực của Tây Ban Nha cần tái cấp vốn cho khoản nợ 117.5 tỉ euro vào cuối năm 2012, trong khi chi phí thâm hụt là 52 tỉ euro. Các quan chức Tây Ban Nha nói rằng có thể 50 tỉ euro sẽ được yêu cầu để giúp các ngân hàng cầm cự trong khi các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư UBS tin rằng con số này gần 120 tỉ euro. Sự thật đầy đau lòng khi chính những ngân hàng Tây Ban Nha là những kẻ mạnh nhất trong suốt khủng hoảng tài chính năm 2008. Ngay cả trong cuộc suy thoái năm 2009-2010, chúng vẫn đứng vững và phát triển.

Theo Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha (đơn vị trực thuộc ECB) trước tháng 3, tổng số tiền đã cho các ngân hàng của Tây Ban Nha vay đã lên tới 264 tỉ euro (335 tỉ đôla). Trong khi vào tháng 6 năm 2011, số tiền vay chỉ ở mức dưới 50 tỉ euro. Mặc khác, ngân hàng Tây Ban Nha cũng mượn tiền từ ECB. Số tiền nó nợ của ECB là 285 tỉ euro hay nói cách khác là 27% GDP của Tây Ban Nha và vẫn còn đang tiếp tục gia tăng.

Ông Montoro phải thừa nhận rằng Tây Ban Nha hiện đang rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn bởi trước tình hình này, chính phủ không thể nâng cao trái phiếu quốc tế và các thị trường tài chính đã hầu như đã đóng cửa. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF báo cáo các ngân hàng Tây Ban Nha sẽ khiến cho những người vay gặp rắc rối cần một khoản bơm tiền tương ứng 40 tỉ euro. Bản đánh giá tín dụng của Fitch về Tây Ban Nha đã giảm xuống ba bậc vào ngày thứ 5 tuần này.

Tuy đang đối mặt với cuộc khủng hoảng ngân hàng mở rộng và chi phí vay gia tăng nhanh chóng, đang cần Châu Âu cứu trợ các ngân hàng của mình nhưng Tây Ban Nha lại không muốn đụng đến quỹ cứu trợ của EU vì có thể Tây Ban Nha sẽ bị buộc phải chấp nhận một sự can thiệp trực tiếp trong việc làm chính sách bởi Uỷ ban Châu Âu. Đức không chấp nhận mong muốn này vì không đồng ý thay đổi các quy định hiện hành cho phép các quỹ từ Cơ chế ổn định Châu Âu (ESM) trong việc tái vốn hoá trực tiếp các ngân hàng. Olli Rehn, uỷ viên kinh tế của EU và Pierre Moscovici, bộ trưởng tài chính mới của Pháp hi vọng ESM, quỹ cứu trợ thường trực của eurozone 500 tỉ, nên cho phép bơm vốn trực tiếp vào các ngân hàng suy yếu (Hiện nay, ESM chỉ cho chính phủ các nước vay, sau đó chính phủ chuyển cho các ngân hàng.

Sau Tây Ban Nha, khu vực ngân hàng của Bồ Đào Nha đã bắt đầu "náo động". Vào ngày thứ hai, chính phủ Bồ Đào Nha thông báo sẽ bơm 6.6 tỉ euro vào ba ngân hàng lớn nhất nước (Geral de Depositos: 1.65 tỉ euro, Banco Comercial Portugues: 3.5 tỉ euro, Banco BPI: 1.5 tỉ euro), liệt Bồ Đào Nha vào danh sách những nước thuộc khu vực đồng tiền chung dựa vào các quỹ quốc tế để cứu trợ lĩnh vực tài chính. Ngân hàng đầu tư Bồ Đào Nha ( Banco BPI) đã xác nhận rằng chính phủ sẽ mua 1.15 tỉ euro trái phiếu chuyển đổi của các ngân hàng. Chính phủ Bồ Đào Nha giải thích việc tái cơ cấu vốn các ngân hàng như trên để đáp ứng các yêu cầu của Cơ quan ngân hàng Châu Âu (EBA).

Đất nước Síp nhỏ bé cũng đang rơi vào thảm hoạ ngân hàng do bị "lây nhiễm" từ nền kinh tế và các ngân hàng của Hy Lạp. Phần lớn công dân đảo quốc này là người gốc Hi Lạp, có nhiều mối quan hệ trong văn hoá, chính trị, thương mại với Hi Lạp. Do đó, việc Hi Lạp bị khủng hoảng không thể không kéo theo sự suy sụp của Síp. Tổng thống Síp Demetris Christofias thông báo một gói cứu trợ có thể sắp diễn ra. Nhà cho vay lớn thứ hai của đất nước này, Cyprus Popular, đang đối mặt với khả năng bị quốc hữu hoá nếu nó không thể tìm được những nhà đầu tư mới vào giữa năm nay. Cyprus Popular cần 1 tỉ euro - chiếm đến 10% GDP của Síp - để đáp ứng yêu cầu vốn cấp 1. Cùng lúc đó, các ngân hàng khác của Síp cũng đang chìm trong rắc rối bởi 23 tỉ euro dư nợ cho vay cho các cá nhân và công ty Hi Lạp, lớn hơn cả GDP của quốc gia này.

Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đang vô cùng lo lắng. Theo Latimes, ECB bây giờ trở thành chủ nợ công chính, bao gồm cả trái phiếu Hi Lạp. Một nạn rút tiền ồ ạt trong tình hình chính trị không vững vàng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của lĩnh vực tài chính và ECB cũng như những nhà nắm giữ trái phiếu khác sẽ bị chấn động. Iain Begg, chuyên gia kinh tế và tài chính châu Âu của London nhận định rằng: "Chính Ngân hàng trung ương là chủ nợ chính của Hi Lạp. Chúng ta không biết chuyện gì sẽ xảy ra khi Ngân hàng trung ương đối mặt với việc giấy của nó trở thành vô giá trị.". Ngoài ra, trước tình hình của Châu Âu hiện nay, ECB đang gây áp lực buộc các nhà lãnh đạo của eurozone đưa ngân hàng và chính sách chính phủ dưới sự quản lí của một trung tâm duy nhất để trấn áp cuộc khủng hoảng tài chính này.

Chưa biết đó là một giải pháp căn cơ hay chỉ thuốc cảm ngoài da khi bộ máy kinh tế chung EU đang tồn động những vấn đề chưa lời giải.
------------------------------------
Tác giả: Thảo Nguyễn // Nguồn: VEF

 

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Lạm phát 2012 sẽ “thấp một cách kỳ lạ”
  • 'Chuyên gia tận thế' lo bão kinh tế đổ bộ vào 2013
  • Lạm phát tháng 4 thấp, tín hiệu không bình thường
  • Phập phù GDP và ổn định vĩ mô
  • Khủng hoảng châu Âu: Sự thật sau những con số
  • Ernst & Young: Việt Nam sẽ khó đạt mục tiêu về GDP và lạm phát
  • Tồn tích lạm phát cao
  • Lạm phát ở Việt Nam lại tăng vào cuối năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!