Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khủng hoảng nợ Châu Âu qua góc nhìn Trung Quốc

 

Theo một quan chức kinh tế Trung Quốc hàng đầu, giới lãnh đạo chính trị Châu Âu thiếu dũng khí và không nhìn xa trông rộng trong việc xử lý cuộc khủng hoảng nợ hiện nay. 
Phó viện trưởng Viện Các vấn đề tiền tệ quốc tế Xiang Songzuo
Phó viện trưởng Viện Các vấn đề tiền tệ quốc tế Xiang Songzuo, đồng thời là Tổng biên tập báo “Tài chính toàn cầu” (Trung Quốc), cho biết trong một cuộc đàm đạo với các nhà tài chính, các giáo sư hàng đầu Châu Âu ở Bắc Kinh, mọi người đều nhất trí rằng các nước lớn trên thế giới hiện đang thiếu vắng sự  lãnh đạo mạnh mẽ, quyết đoán. Đó chính là lý do khiến cuộc khủng hoảng nợ biến thành một cơn đại dịch đụng chạm đến tất cả các châu lục trên thế giới. 

Theo Phó viện trưởng Xiang Songzuo, những người bạn Châu Âu của ông đã chỉ trích Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy là “thừa tham vọng, thiếu thực tế”; Thủ tướng Đức Angela Merkel là “thiếu quyết đoán và thiếu can đảm”; Thủ tướng Anh Cameron là “thiển cận và không có tư duy chiến thuật”; Tổng thống Mỹ Barack Obama “chỉ biết nói chứ không biết hành động”. Đó là chưa kể Nhật Bản thay đổi thủ tướng nhanh chóng như dự thay đổi của các hình ảnh trên một bảng biển quảng cáo luân phiên ở Bắc Kinh.

Các nền kinh tế phát triển chính là cội nguồn gây ra  khủng hoảng tài chính và cuộc khủng hoảng hiện nay. Các nền kinh tế này chiếm tới 60% qui mô của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tất cả các nước này  đều thiếu một kế hoạch dài hạn để giải quyết khủng hoảng và duy trì tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

Kể từ khi đồng euro ra đời của năm 1999, hầu như chẳng có một nước thành viên Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) nào tuân thủ nghiêm chỉnh Hiệp ước Maastricht. Hầu như tất cả đều đã vượt quá “vạch đỏ”: vượt quá giới hạn thâm hụt ngân sách 3% và nợ công 60% GDP.

Ngay cả Đức và Pháp, hai nước trụ cột của Eurozone, cũng đã không tuân thủ các quy định và đó là một thực tế gây sốc. Vấn đề chết người ở đây là cả Hiệp ước Maastricht lẫn những thỏa thuận khác đều không có điều khoản qui định rằng các nước thành viên Eurozone có nghĩa vụ giải cứu các nước thành viên khác trong cơn nguy khốn. Một Khu vực đồng tiền chung châu Âu mà không có khoản cứu trợ tài chính rõ ràng quả là một lỗ hổng chết người về cơ cấu. Khi cuộc khủng hoảng nợ bùng phát, những  người nộp thuế ở Eurozone sẽ phải è cổ bảo lãnh cho các nước đang mắc nợ. Nhưng đâu là cơ sở pháp lý để làm việc này? Việc người Đức phẫn nộ thực ra chẳng có gì đáng ngạc nhiên.

Ngày 7/9/2011, Tòa án Hiến pháp đã phán quyết rằng các biện pháp cứu trợ của chính phủ Đức không được vi phạm hiến pháp. Đồng thời, Tòa án Hiến pháp cũng yêu cầu chính phủ ở Berlin phải có sự chấp thuận của Quốc hội Đức đối với bất kỳ kế hoạch viện trợ nào trong tương lai. Điều này có nghĩa là kể giờ trở đi, Thủ tướng Đức không thể toàn quyền hành động trong việc đưa ra các quyết định tình thế hoặc phản ứng nhanh. Đó chắc chắn không phải tin tốt lành cho việc đối phó với tình hình tài chính hiện đang biến động từng ngày.

Việc mở rộng mù quáng Eurozone trước khi xây dựng được một nền tảng vững chắc là một sai lầm nghiêm trọng. Hy Lạp còn lâu mới đủ điều kiện để được kết nạp làm thành viên Eurozone. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Eurozone lại muốn kết nạp nước này và dung túng việc Hy Lạp bóp méo số liệu và cố tình vi phạm những qui định của Hiệp ước Maastricht. 

Bây giờ, cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu đã phát triển thành mối họa đối với đồng tiền chung châu Âu và người ta đã công khai nói về việc khai trừ Hy Lạp. 

Vốn là một người lạc quan tin tưởng vào tương lai của đồng euro, nhưng Phó viện trưởng Viện Các vấn đề tài chính quốc tế Xiang Songzuo hiện đang rất bi quan trước việc không một chính khách quan trọng nào của Eurozone có dũng khí và chiến lược cụ thể. 

Những cơ chế sai lầm  kết hợp với thực tế là không ai chịu tuân thủ các qui định đã dẫn đến sai lầm nghiêm trọng của thị trường tài chính quốc tế rằng đến một lúc nào đó, các trái phiếu Hy Lạp cũng an toàn như trái phiếu Đức.

Người ta phải nhớ rằng trước khi xảy ra khủng hoảng, lãi suất trái phiếu của Hy Lạp cũng tương đương với lãi suất trái phiếu Đức. Nếu Hy Lạp không phải là thành viên của Eurozone, làm thế nào mà các nhà đầu tư quốc tế lại có thể coi rủi ro của trái phiếu Hy Lạp tương đương với rủi ro trái phiếu Đức?

Những sai lầm liên tiếp mà các nhà lãnh đạo Eurozone mắc phải cho thấy rõ ràng họ thiếu tư duy chiến lược và không nhìn xa trông rộng.

May mắn là Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chuyển hướng phương pháp tiếp cận của bà trong bài phát biểu gần đây. Bà Merkel đã bắt đầu nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề, Liên minh châu Âu phải nhận thức triệt để những khiếm khuyết về cấu trúc nền tảng của hệ thống kinh tế. Chỉ khi nào xác định được nguồn gốc của khủng hoảng, Eurozone mới có thể đưa ra các chiến lược và chính sách lâu dài.

Phó viện trưởng Viện Các vấn đề tiền tệ quốc tế Xiang Songzuo cho rằng để cứu Châu Âu ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ hiện nay – hoặc ra khỏi bất kỳ cuộc khủng hoảng nào khác, vấn đề không nằm ở chỗ tìm kiếm các nguồn tiền mà phải tìm kiếm được những ý tưởng thông minh và một ban lãnh đạo mạnh mẽ.

Minh Bích (theo “Quan sát Kinh tế”, Trung Quốc)// Tầm Nhìn

 

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!