Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng tài chính của Hàn Quốc

Quá trình tái cơ cấu tài chính và doanh nghiệp cần được thực hiện đồng thời vì tái cơ cấu doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được nhờ các thể chế tài chính vững mạnh và các thể chế tài chính chỉ vững mạnh khi các doanh nghiệp mạnh.

Đây là một trong những bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng của Hàn Quốc được nguyên Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Tài chính và Kinh tế Hàn Quốc Okyu Kwon đưa ra tại cuộc hội thảo quốc tế “Khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh nghiệm của Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam”
Hội thảo do Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế -xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Trường Quản lý và Chính sách công (Viện Phát triển Hàn Quốc) tổ chức hôm nay 12-5 tại Hà Nội.


Hàn Quốc đã trải qua cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 1997. Chương trình tái cơ cấu nền kinh tế đã giúp cho đất nước này tiếp tục phát triển và phòng tránh tốt trước tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Hàn Quốc dã nhanh chóng có những phản ứng chính sách trong sáu lĩnh vực gồm: tái cơ cấu ngay lập tức khu vực tài chính và doanh nghiệp; củng cố hệ thống giám sát tài chính; đơn giản thủ tục phá sản; nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp; điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô và tăng cường mạng lưới an sinh xã hội; tham gia tích cực vào tiến trình xây dựng cấu trúc tài chính quốc tế.


Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng khẳng định: Tái cơ cấu nền kinh tế là nhu cầu cấp thiết. Hiện nay kinh tế Việt Nam đang đứng trước ba nhiệm vụ gắn kết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.


Ở tầm ngắn hạn là tiếp tục đối phó với các tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu. Ở tầm trung hạn là vận dụng những cơ hội mới, ứng phó với những thách thức mới của thời kỳ "hậu khủng hoảng". Ở tầm dài hạn hơn là chuẩn bị cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020.
 

Việc tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam sẽ tập trung vào lĩnh vực đầu tư, nhất là đầu tư vào hạ tầng cơ sở; tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó tiếp tục đẩy nhanh tiên trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng.

( Theo THU HÀ // Báo Nhân Dân)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Bão tài chính càng mạnh càng nhiều tiền giả
  • Khủng hoảng "mở đường" cho hoạt động rửa tiền
  • “Cẩn trọng với sự trở lại của lạm phát”
  • Khủng hoảng kinh tế và cơ hội cho các “đại gia” dầu lửa
  • Khủng hoảng kinh tế: Thực và ảo
  • Khủng hoảng toàn cầu: Tai họa bắt đầu tư đâu?
  • Khủng hoảng tài chính toàn cầu và vai trò của chính sách kích cầu
  • Khủng hoảng thay đổi vị trí những thành phố đắt đỏ nhất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!