Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lạm phát - Hệ lụy của phát triển theo chiều rộng?

Hiệu quả đầu tư không cao và dàn trải được tích tụ qua các năm là nguyên nhân chủ yếu làm cho lạm phát tăng cao của Việt Nam. Đó chính là hệ lụy của Chiến lược phát triển kinh tế chủ yếu theo chiều rộng vì bất kỳ một chính sách nào cũng đều có những hạn chế của nó.

Điều này được, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh trong bài viết phân tích một số vấn đề kinh tế vĩ mô và những mục tiêu, nhiệm vụ cho giai đoạn tới.

Theo Phó Thống đốc Nguyễn Văn Bình, phát triển kinh tế theo chiều rộng thông thường đòi hỏi vốn đầu tư cao và dàn trải. Do vậy, hiệu quả vốn đầu tư khó có thể cao, biểu hiện chỉ số ICOR của Việt Nam mặc dù có được cải thiện nhưng vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực và thế giới.. Do vậy, trong nhiều năm qua, so với các nước trong khu vực và thế giới ta luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn họ nhưng lạm phát ở ta cũng luôn cao hơn họ.

Nhu cầu đầu tư lớn dẫn đến tình trạng đầu tư vượt xa khả năng tích lũy của nền kinh tế, thâm hụt ngân sách luôn ở mức cao. Để bù đắp phần thiếu hụt phải trông cậy vào đầu tư nước ngoài và vay nợ nước ngoài. Thực tế này đã làm cho nợ quốc gia và nợ công nước ngoài tăng nhanh trong những năm vừa qua, mặc dù vẫn trong ngưỡng an toàn nhưng cũng đến lúc phải thận trọng.

Việc mở rộng đầu tư cũng làm cho nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất chủ yếu gia tăng nhanh chóng vượt quá khả năng tái tạo ngoại tệ của nền kinh tế. Điều này cộng thêm tâm lý tiêu xài và sính hàng ngoại của một bộ phận dân cư làm cho thâm hụt cán cân thương mại, nhập siêu ở mức cao và trở thành căn bệnh kinh niên của nền kinh tế. Lạm phát cao, nhập siêu lớn là nguyên nhân cơ bản làm mất giá đồng Việt Nam, suy giảm dự trữ ngoại tệ quốc gia và làm giảm lòng tin của người dân vào VND, tạo cơ hội cho đầu cơ, găm giữ, buôn lậu, buôn bán trái phép ngoại tệ và vàng.

Phó Thống đốc Nguyễn Văn Bình nêu rõ, Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ nguyên nhân: “Về khách quan, do tác động tiêu cực của tình hình kinh tế thế giới; về chủ quan là do những hạn chế, yếu kém vốn có của nền kinh tế, mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chậm được khắc phục, bị tích tụ nặng nề hơn trong những năm phải đối phó với tình trạng suy giảm kinh tế và do một số hạn chế trong quản lý, điều hành của các cấp. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trong nhiều năm qua, nước ta luôn phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao và kinh tế vĩ mô không vững chắc, gay gắt hơn các nước trong khu vực.”

Theo Phó Thống đốc Nguyễn Văn Bình, bên cạnh những thành tựu to lớn và  là cơ bản của giai đoạn phát triển đã qua, nền kinh tế nước ta bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 và chiến lược 10 năm 2011 – 2020 cũng phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp. Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Các cấp, các ngành cần quán triệt sâu sắc, nhất quán tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI; mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 là: Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội”. Đây là một quyết sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cũng là một thông điệp rõ ràng cho cả trong nước lẫn quốc tế.

Đối với trong nước, như đã trình bày ở trên, mặc dù nước ta đã bước vào ngưỡng đầu của các nước có mức thu nhập trung bình, nhưng kết cấu cơ sở hạ tầng của nền kinh tế còn nhiều bất cập và yếu kém. Kinh nghiệm phát triển kinh tế thế giới cho thấy mức thu nhập trung bình cũng là một cái bẫy đối với nhiều nước đang phát triển trên thế giới. Khi đó tâm lý thỏa mãn lan tràn trong dân cư cũng như các nhà lãnh đạo; quyền lợi của các nhóm người trong xã hội trỗi dậy, đan xen và ràng buộc lẫn nhau kìm hãm mọi quá trình cải cách trong nền kinh tế; tham ô, tham nhũng  bóp méo mọi quan hệ của đời sống kinh tế xã hội.

Phó Thống đốc Nguyễn Văn Bình  nhấn mạnh, trong bối cảnh đó nếu không có được những quyết sách đúng đắn có ý nghĩa chiến lược mang lại cho nền kinh tế có những thay đổi về chất, đạt tới tầm phát triển cao hơn thì sau nhiều năm vẫn luẩn quẩn trong ngưỡng thu nhập trung bình.

Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã nhìn thẳng vào những tồn tại, yếu kém của nền kinh tế và kiên quyết đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Chỉ có như vậy, chúng ta mới củng cố được niềm tin trong nhân dân, phát huy được ý chí, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đưa sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước lên một tầm cao mới có sự thay đổi về chất, đưa nước ta từ một nước có mức thu nhập trung bình thành một nước về cơ bản là nước công nghiệp vào năm 2020.

Theo Phó Thống đốc Nguyễn Văn Bình, đây thực sự là một thông điệp phấn khởi đối với cộng đồng các nhà tài trợ, các nhà đầu tư cả trực tiếp lẫn gián tiếp vào Việt Nam. Đất nước ta luôn được quốc tế đánh giá là một nước có nền chính trị vững vàng, ổn định; trật tự, an ninh luôn được bảo đảm.

(tamnhin)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!