Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lạm phát tháng 8 tăng chậm

Tổng cục Thống kê cho biết tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước trong tháng này là 0,23%, cao hơn so với mức 0,06% của tháng trước.

Tuy nhiên, mức tăng này vẫn tương đương với tốc độ leo thang giá tiêu dùng của tháng 5 và tháng 6 và được đánh giá là phù hợp cho mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 8% trong năm 2010. Tính trung bình 8 tháng, tốc độ trượt giá đạt khoảng 5%

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO), hầu hết các mặt hàng trong rổ hàng hóa tham gia tính CPI đều tăng giá nhẹ trong tháng 8 (các mặt hàng phục vụ giáo dục tăng cao nhất, đạt gần 1,3%). Ngay cả các mặt hàng có xu hướng giảm giá trong những tháng gần đây như lương thực, nhà ở - vật liệu xây dựng, giao thông… cũng tăng nhẹ trở lại.

Diễn biến CPI kể từ đầu năm 2010. Số liệu: GSO

 

Tuy nhiên, đà tăng giá chung lại được kìm chế nhờ nhóm bưu chính viễn thông. Giá trung bình của các sản phẩm thuộc nhóm này giảm tới 4,55% so với tháng 7, chủ yếu do các chương trình giảm giá cước điện thoại di động, được các nhà mạng tiến hành trong thời gian qua.

Trong số các địa phương, giá tiêu dùng tại TP HCM giảm nhẹ 0,25% trong khi mức tăng CPI cao nhất được ghi nhận tại Vĩnh Long (3,42%). Tốc độ tăng giá tại Hà Nội và Đà Nẵng đều ở mức 0,15%.

Cũng trong tháng 8, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ khoảng 0,88% trong khi tỷ giá đôla Mỹ so với đồng Việt Nam lại tăng 0,48%.

(VnExpress)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Lạm phát đang gia tăng tại các nước sử dụng đồng tiền chung Euro
  • Lạm phát tại Anh vẫn cao vì giá năng lượng tăng
  • Lạm phát của Trung Quốc tăng lên cao do lũ lụt
  • Khủng hoảng nợ châu Âu chỉ đang tạm lắng!
  • Doanh nghiệp nhỏ “đã hết lo khủng hoảng tài chính”
  • Những cạm bẫy hậu khủng hoảng kinh tế
  • Khủng hoảng nợ châu Âu: Loay hoay tìm “đơn thuốc”
  • Khủng hoảng nợ châu Âu sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!