Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thêm một vụ đổ vỡ lớn trên thị trường tài chính

Citigroup là một trong những chủ nợ lớn nhất của SFCG. Theo thông tin ban đầu, ngân hàng mới xin phá sản của Nhật đang nợ ngân hàng Mỹ khoảng 71 tỷ yên tính đến ngày 31/07/2008.

Citigroup là một trong những chủ nợ lớn nhất của SFCG. Theo thông tin ban đầu, ngân hàng mới xin phá sản của Nhật đang nợ ngân hàng Mỹ khoảng 71 tỷ yên tính đến ngày 31/07/2008.
SFCG - tổ chức chuyên cấp vốn vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Đây là vụ phá sản lớn nhất trong vòng 7 năm qua ở quốc gia mặt trời mọc này với số nợ lên tới 338 tỷ Yên, tương đương 3,6 tỷ USD.

Đơn xin bảo hộ phá sản của SFCG được nộp lên tòa án Nhật Bản vào ngày 23/2 này. SFCG là vụ phá sản lớn nhất ở Nhật từ tháng 3/2002 tới nay, sau vụ phá sản của nhà thầu xây dựng Sato Kogyo với số nợ 450 tỷ Yên. Trước khi nộp đơn xin phá sản, ngân hàng này có giá trị thị trường 15,8 tỷ Yên.


Trong năm 2008, giá trị cổ phiếu của SFCG đã mất đến 92%. Cổ phiếu của tập đoàn này sẽ bị ngừng giao dịch vào ngày 24/03. SFCG có tổng giá trị thị trường là 15,8 tỷ yên trước khi phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Những cổ đông hiện nay của công ty bao gồm Hikari Tsushin, Deustche Bank. SFCG là doanh nghiệp chuyên cung cấp tín dụng cho các DNNVV. Trong đơn bảo hộ phá sản, SFCG cho biết họ đã bị thua lỗ đậm ở hoạt động cho vay cầm cố địa ốc đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi việc tìm kiếm các nguồn vốn để bổ sung là rất khó khăn.


SFCG thành lập tháng 12.1978 với tên gọi Shohkoh Fund Co, tính đến cuối tháng 7.2008 ngân hàng này có 1.620 nhân viên và 109 chi nhánh tại Nhật Bản. Ngoài lĩnh vực cho vay, ngân hàng còn hoạt động trong các lĩnh vực nhà đất và đại lý bảo hiểm.

(theoBloomberg, Reutre, Kyodo)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Khủng hoảng kinh tế chiếm gần nửa lượng thông tin trên báo chí
  • ASEAN+3 sẽ lập quỹ 120 tỷ USD chống khủng hoảng
  • "Khủng hoảng tài chính chưa xuống đáy!"
  • Các “ông lớn” châu Âu bàn về suy thoái kinh tế
  • Khủng hoảng kinh tế khoét sâu bất đồng nội bộ EU
  • Suy thoái kinh tế đe dọa việc làm của tu nghiệp sinh tại Nhật
  • Khủng hoảng đã đảo ngược định luật Moore
  • Các quốc gia châu Á, Trung Đông tìm cách vượt qua khủng hoảng tài chính toàn cầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!