Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ba nước đối tác Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc (ASEAN + 3) - Ảnh: Reuters.
Các nước ASEAN và Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc vừa ra quyết định lập một quỹ ngoại hối chung trị giá 120 tỷ USD, để giúp các quốc gia trong khu vực bảo vệ đồng nội tệ trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Quyết định trên được đưa ra ngày 22/2 tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ba nước đối tác Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc (ASEAN + 3) tổ chức tại Phukhet, Thái Lan.
Đây được xem là sự mở rộng của Sáng kiến Chiangmai - sáng kiến cho phép thực hiện các nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ song phương giữa các nước tham gia.
Trên thực tế, vào tháng 5/2008, các nước ASEAN+3 cũng đã đề xuất thành lập một quỹ chống khủng hoảng chung với trị giá 80 tỷ USD nhưng tới nay vẫn chưa thực hiện được. Tại cuộc họp tại Phukhet lần này, ASEAN+3 cũng chưa đi tới một hạn chót nào cho việc hoàn thành quỹ chống khủng hoảng 120 tỷ USD nói trên.
Theo kế hoạch, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ đóng góp 80% số tiền của quỹ, còn lại 20% sẽ do các nước ASEAN đóng góp. Theo thông cáo chung của hội nghị, số tiền cụ thể mỗi quốc gia chịu trách nhiệm sẽ được quyết định trong cuộc họp diễn ra vào tháng 5 tới.
Tuy nhiên, hãng tin Bernama của Malaysia dẫn lời Phó thủ tướng nước này Najib Razak cho hay, 5 nền kinh tế lớn nhất trong ASEAN là Thailand, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines sẽ đóng góp 3,5 tỷ USD mỗi nước cho quỹ trên.
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan Korn Chatikavanij cho rằng, một thỏa thuận tiền tệ khu vực là có ý nghĩa sống còn “trong việc đảm bảo niềm tin vào các nền kinh tế châu Á”. “Đây là một trong những ưu tiên cao nhất của chúng tôi”, ông Chatikavanij nói.
Mục đích của quỹ dự trữ ngoại hối chung này là nhằm giúp các ngân hàng trung ương trong khu vực có đủ tiềm lực để bảo vệ đồng nội tệ trước những đòn tấn công từ bên ngoài như đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây 10 năm khiến dự trữ ngoại hối của Indonesia, Thái Lan và Hàn Quốc cạn kệt.
Sau cuộc khủng hoảng 1997, châu Á đã đẩy mạnh tích trữ ngoại tệ và hiện châu lục này đang nắm giữ tổng lượng dự trữ ngoại hối lên tới 3.600 tỷ USD, bằng một nửa dự trữ ngoại hối của toàn thế giới.
Trong cuộc khủng hoảng lần này, đồng tiền của nhiều nước châu Á cũng đang mất giá mạnh do sự ra đi của các dòng vốn ngoại và sự giảm sút của hoạt động xuất khẩu. Trong đó, đồng Won của Hàn Quốc đã mất giá 37% so với USD trong vòng 1 năm qua, còn đồng Rupiah của Indonesia mất giá tới 23%.
Sự trượt giá đồng tiền này đã khiến một số nước châu Á phải dùng dự trữ ngoại tệ để can thiệp nhằm giữ giá nội tệ. Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc đã giảm từ mức 264 tỷ USD vào tháng 3/2008 xuống còn 202 tỷ USD vào tháng 1 năm nay.
Dự trữ vàng và ngoại tệ của Malaysia giảm từ 123,7 tỷ USD vào tháng 8/2008 xuống còn 91,3 tỷ USD vào tháng 1/2009. Dự trữ của Indonesia giảm từ 61 tỷ USD vào tháng 7/2008 xuống còn 51 tỷ USD vào tháng 1/2009.
Ngoài việc thống nhất thành lập một quỹ dự trữ đa phương, nhiều nước châu Á đang tiến hành mở rộng các thỏa thuận hóa đổi tiền tệ song phương. Mới đây, Nhật Bản và Indonesia đã tăng thỏa thuận hoán đổi tiền tệ giữa hai nước lên 12 tỷ USD từ mức 6 tỷ USD. Trung Quốc và Malaysia cũng đã nhất trí thành lập một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 11,7 tỷ USD có thời hạn 3 năm.
Trong báo cáo về tình hình kinh tế tháng 9 vừa qua của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBSGTCQG), cơ quan này nhấn mạnh trong những tháng còn lại của năm 2012 Chính phủ cần tính toán và có những bước đi thận trọng trong việc điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ. Trước mắt tạm thời chưa điều chỉnh thêm giá trong tháng 10 để củng cố tâm lý thị trường.
Các nhà kinh tế của IMF đã nghiên cứu lịch sử tất cả các thảm họa tài chính toàn cầu và khu vực từ năm 1970-2011. Tuy nhiên cũng còn có một điềm báo khác nữa – đa phần các cuộc khủng hoảng đều diễn ra vào năm trước bầu cử ở những nước lớn. Mà năm nay, ai cũng biết rằng, sẽ có cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ và sự thay đổi chính phủ theo kế hoạch ở Trung Quốc.
Dường như đang xuất hiện những thái độ lạc quan thái quá khi nhiều người đã tuyên bố tăng giá, bơm tiền vẫn không lo lạm phát. Trong khi những bài học về lạm phát trước đây do tiền tệ và giá cả vẫn còn nguyên giá trị.
Nhà đầu tư tên tuổi George Soros đã nhận định vẫn chưa có giải pháp nào có thể ngăn cản đượ khủng hoảng tài chính toàn cầu bởi nó chưa tới đáy!
Hôm nay, các nhà lãnh đạo hàng đầu của các nền kinh tế lớn châu Âu sẽ gặp nhau tại Berlin (Đức) trong nỗ lực tìm kiếm tiếng nói chung về khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Việc các nước lớn trong Liên minh châu Âu (EU) tung ra hàng chục tỷ euro để cứu trợ hệ thống ngân hàng và ngành công nghiệp yếu kém của mình, mà ít quan tâm tới một giải pháp hỗ trợ chung với các nước nhỏ hơn, đang khiến nội bộ EU "lục đục".
Dân công nghệ thông tin chắc đã quá quen thuộc với định luật Moore, rằng tốc độ của bộ vi xử lý sẽ tăng gấp đôi cứ sau mỗi 18 tháng.
Đại diện của khoảng 40 nước Trung Đông và châu Á (trong đó có Việt Nam), Ngân hàng Thế giới, Liên đoàn Ả rập, Hội đồng hợp tác vùng Vịnh và một số tổ chức xã hội khu vực, quốc tế đã tham dự hội nghị
Ngày 10-2, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner công bố sửa đổi phương án cứu trợ tài chính mới trị giá 1.500 tỷ USD. Theo đó, chương trình cho vay Dự trữ Liên bang sẽ được tăng từ 200 tỷ USD lên đến 1.000 tỷ USD . Còn 500 tỷ USD của phương án cứu trợ tài chính sẽ dành cho quỹ đầu tư công cộng và tư nhân nhằm giải quyết các khoản nợ xấu của ngân hàng.
Vấn đề bây giờ cần bàn là tính chất và mức độ của khủng hoảng toàn cầu đối với ta như thế nào? Có phải chỉ là đến chậm, ở lâu và thầm sâu trước khi mở ra cơ hội mới không?
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.