Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Suy thoái kinh tế: Cấu trúc lại DN

Cơ hội thật sự trong thời kỳ suy thoái là thị trường nội địa (đóng gói thành phẩm tại nhà máy sứ Thanh Trì).

Cơ hội thật sự trong thời kỳ suy thoái là thị trường nội địa (đóng gói thành phẩm tại nhà máy sứ Thanh Trì).
Khủng hoảng, suy thoái kinh tế, tài chính gây nên những thảm họa như: Niềm tin tín dụng giảm, điều hành của chính phủ khắt khe hơn, tín dụng bị siết chặt hơn. Tuy nhiên theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành thì đây lại chính là cơ hội để các DN cấu trúc lại mình, các DN phải xem đây là những cơ hội kinh doanh mới.

Nhận xét này của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành được đông đảo DN tham gia hội thảo "Bí quyết xây dựng chiến lược tài chính cho DN trong chu kỳ suy thoái kinh tế" do Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính IFT (Bộ Tài chính) và Cty cổ phần thương mại, đầu tư phát triển công nghệ quốc tế (IDT International) tổ chức tổ chức tại Hà Nội quan tâm và đặt câu hỏi: Nắm bắt cụ thể các cơ hội này sẽ như thế nào?


Biết rõ mình đang ở đâu
 

Ông Bùi Kiến Thành cho rằng DN cần hiểu rõ môi trường kinh doanh hiện nay đã thay đổi như thế nào. Hiện nay thị trường xuất khẩu của VN bị co rút lại do lượng tiêu thụ ở các nước trọng điểm giảm mạnh. Mặt khác, năm 2008 nội lực của các DN trong nước bị suy kiệt trầm trọng.
 

Các DN cần quay lại phát triển thị trường trong nước. Trong khi ta đi chinh phục thị trường nước ngoài thì các DN thế giới lại "xâm chiếm" thị trường của ta.


Những cơ hội thật sự trong thời kỳ suy thoái là thị trường nội địa. VN có dân số lớn và trên 50% là tầng lớp trẻ với độ tuổi dưới 30. Đặc điểm hơn 70% người dân VN là nông dân nhưng đủ ăn, không bị nạn đói. Các DN cần quay lại phát triển thị trường trong nước. Trong khi ta đi chinh phục thị trường nước ngoài thì các DN thế giới lại "xâm chiếm" thị trường của ta. Một nền kinh tế không đứng vững trên thị trường nội địa sẽ đối mặt với nguy cơ bị lệ thuộc. Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay là dịp may để làm giảm nội lực của các nền kinh tế tiên tiến, cho DN của ta thời gian và cơ hội phát huy nội lực để chuẩn bị cho những trận chiến khốc liệt trong giai đoạn chu kỳ kinh tế mới về sau - ông Thành nhận định.


Tự vượt suy thoái
 

Ts John Behzad - Giáo sư tài chính và quản trị tại Đại học California State University - Hoa Kỳ, cho rằng những hạn chế của DN VN bao gồm; Tầm nhìn quản trị thấp của chủ DN, thường dùng những giải pháp phi thể thức cho những vấn đề cơ bản, thiếu tập trung cho năng lực cốt lõi, thiếu nhạy cảm với nhu cầu thị trường, gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động với nguồn lực ít nhất có thể, thiếu hụt sự chuyên cần và chính xác trong việc lập và thực hiện kế hoạch, sự đề phòng với sự phát triển bên ngoài và các quy mô thị trường còn thấp. Nhìn vào một số DN thành công hiện nay Giáo sư John Behzad kết luận, các DN này đã tạo ra giá trị bằng cách đưa ra mức giá và giá trị hấp dẫn khách hàng hơn so với đối thủ của mình. Muốn làm được như vậy các DN này liên tục phải cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ của mình. Biết tối đa hóa giá trị đồng vốn bằng cách đầu tư vào dự án tạo ra lợi nhuận cao hơn mức lãi suất tối thiểu có thể chấp nhận được. Quản trị hiệu quả các nguồn lực để giảm chi phí, nâng lợi nhuận. Đây là những chính sách tài chính mà bất kỳ một DN nào cũng cần phải xây dựng để vượt qua thời kỳ kinh tế khó khăn hiện nay.


GS TS Đặng Văn Thanh, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Ngân sách của Quốc hội cho rằng các DN cần phải tự mình cố gắng để duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý cho chính mình. Điều đầu tiên trong việc lập kế hoạch tài chính là DN phải hiểu đâu là công việc quan trọng mà mình cần phải thực hiện trong thời điểm này. Trong kế hoạch tài chính của mình DN cần có mục tiêu rõ ràng trong việc quản lý tài chính, kiểm soát và điều hành chi tiêu, vốn, nguồn vốn...


GS TS Đặng Văn Thanh cho rằng cơ hội của DN trong nước thể hiện rõ khi phát triển thị phần như: Phát triển khách hàng mới, đối tác mới; Đơn giản hóa sản phẩm, hàng hóa để phục vụ đối tượng mới, nhu cầu mới, mua lại được tài sản mới, giữ và thu hút nhân lực có chất lượng. Trước mắt các DN nhập khẩu phải tính xem chúng ta cần nhập cái gì, để hạn chế nhập khẩu...
 

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những điều rút ra cho Việt Nam
  • Khủng hoảng kinh tế Mỹ có thể kéo dài đến năm 2010
  • Hệ quả của khủng hoảng kinh tế
  • Khủng hoảng kinh tế chiếm gần nửa lượng thông tin trên báo chí
  • Thêm một vụ đổ vỡ lớn trên thị trường tài chính
  • ASEAN+3 sẽ lập quỹ 120 tỷ USD chống khủng hoảng
  • "Khủng hoảng tài chính chưa xuống đáy!"
  • Các “ông lớn” châu Âu bàn về suy thoái kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!