Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam: Standard Chartered dự báo lạm phát 11,3% năm 2012

Standard Chartered dự báo mức lạm phát của Việt Nam năm 2012 là 11,3% và rồi giảm xuống còn 8% vào năm 2013.

Tổ chức tín dụng này đã đưa ra dự báo trên trong báo cáo hoạt động kinh tế và triển vọng năm 2011 và 2012 của Việt Nam được công bố ngày 17-11.

Standard Chartered cho rằng, so với cùng kỳ năm ngoái, tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam đang giảm dần và kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm xuống 19,7% trong tháng 12 và xuống một chữ số vào khoảng cuối quý 2-2012, giữ mức trung bình là 11,3% trong năm 2012.

Ngân hàng này nhận định triển vọng lạm phát có dấu hiệu tích cực và việc giá thực phẩm trên thế giới được điều chỉnh gần đây sẽ giúp kiềm chế lạm phát trong những tháng tới. Ngoài ra, việc NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ cũng có thể giúp giảm áp lực lạm phát.

Do vậy, báo cáo viết: “Chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ lạm phát sẽ quay lại mức một chữ số vào cuối quí 2 hoặc đầu quí 3-2012". Tuy nhiên, Standard Chartered cho rằng lạm phát giảm chưa chắc đã tạo đủ điều kiện để nới lỏng các chính sách tiền tệ trong thời gian tới do còn tồn tại các áp lực mới gây mất giá tiền đồng.

"Tiền đồng vẫn có khả năng tiếp tục bị mất giá trong năm 2012 do tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai và lượng dự trữ ngoại tệ thấp”, báo cáo viết.

Standard Chartered cho rằng, trong năm 2012, Chính phủ Việt Nam sẽ phải tiếp tục đối mặt với những thách thức về áp lực mất giá tiền đồng, kiểm soát tăng tín dụng và tiền tệ trong khi vẫn phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế khác. Những thách thức này còn bị tác động bởi những khó khăn của tình hình kinh tế toàn cầu và biến động thị trường xuất khẩu.

Các chuyên gia của Standard Chartered dự báo, tỷ giá dự kiến sẽ là 20.600 đồng/đô la Mỹ trong năm 2011 và 22.000 đồng/đô la Mỹ năm 2012 . Mức tăng tổng sản phẩm nội địa (GDP) thực của Việt Nam năm 2012 sẽ là 6,3% và 6,5% vào năm sau đó.

Sau một thời gian tăng mạnh từ tháng 5 tới tháng 7, tiền đồng lại gặp những áp lực mới. Tỷ giá đô la Mỹ/đồng trên thị trường thứ cấp lại cao hơn so với biên độ giao dịch chính thức, đạt mức 21.450 đồng. Standard Chartered nhận định, điều này xảy ra một phần do những phán đoán thị trường rằng những khoản vay đô la Mỹ trong khoảng thời gian đầu năm sắp tới kỳ đáo hạn nên khiến nhu cầu đô la Mỹ tăng trở lại.

Theo TBKTSG

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • 10 nước nguy cơ lạm phát nóng nhất 2012
  • Khủng hoảng châu Âu, nguy cơ toàn cầu
  • Vì đâu thế giới lâm vào khủng hoảng?
  • ANZ: Lạm phạt của Việt Nam sẽ hạ nhiệt
  • TS. Võ Trí Thành: Chống lạm phát phải “chịu đau”
  • Lạm phát: Lặp lại sai lầm?
  • Khủng hoảng nợ Châu Âu qua góc nhìn Trung Quốc
  • Có nên xem lại cách tính chỉ số lạm phát?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!