Đó là quan điểm của Viện sĩ, TSKH Trương Công Phú về những bất cập trong chính sách tài chính hiện nay tại buổi toạ đàm “Doanh nghiệp & Phát triển”.
Tôi quan niệm rằng chính sách thu chi của nhà nước có vai trò rất quan trọng có thể thúc đẩy, hay kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Đối với nước ta nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2011 – 2020 là rất to lớn nặng nề và phức tạp. Đây là giai đoạn theo nghị quyết của Đảng là biến nước ta cơ bản thành nước công nghiệp. Để hoàn thiện thu chi ngân sách nhà nước cần hoàn thiện cơ chế hiện hành và chỉ đạo.
Chúng ta đã xây dựng ban hành và thực hiện hàng loạt chính sách tài chính. Các chính sách tài chính này qua thực hiện đã góp phần cho nước ta thoát khỏi KHKT lạc hậu và đưa nước ta phát triển. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức, xây dựng và thực hiện thì ngân sách nhà nước và chính sách thuế bộc lộ những hạn chế cần phải sửa đổi. Các nhà quản lý và thiết kế các chính sách thuế… đôi khi quá nhấn mạnh các yếu tố nước ngoài mà không để ý tới điều kiện, trình độ, đặc điểm kinh tế nước ta.
Ví dụ Luật thuế giát trị ra tăng và thuế thu nhập cá nhân có quá nhiều vấn đề cần thảo luận và áp dụng trọng thực tiễn gặp nhiều vướng mắc.
Việc tổng kết các chính sách tài chính và thực hiện nó cần phải phân tích đầy đủ mặt mạnh yếu.
Các chính sách thu chi ngân sách nhà nước trước đây và hiện nay là dựa vào sản phẩm của mô hình công nghiệp hóa truyền thống dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và giá trị ra tăng để tạo tăng trưởng nhưng đến nay nó đã không hiệu quả. Ở nước ta trong mấy chục năm chỉ là đầu tư bán nguyên liệu thô và bán nhân công giá rẻ. Để giải quyết vấn đề này tốt nhất là chuyển sang phát triển bền vững đó là tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Điều kiện để nâng cao chất lượng, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm là trình độ phát triển KHCN và đạo tạo. Chính sách thu chi nói chung và chính sách ngân sách nhà nước nói riêng có tác động phần lớn tới các lĩnh vực này. Đầu tư đúng đắn và đủ cho 2 lĩnh vực này là đầu tư khôn ngoan nhất
Chi cho y tế để tái sản xuất lao động, đảm bảo an sinh xã hội. Ngân sách Nhà nước chưa đảm bảo chi cho y tế. Dân không đủ tiền để điều trị bệnh, với những bệnh nan y người bệnh không có tiền thì chỉ có cách là chết. Như chúng ta ngồi đây có thể là quan chức cấp cao nếu không có tiền thì cũng không chữa những bệnh tốn kém được.
Nhà nước phải chi đúng chi đủ, nhà nước phải thực hiện phân phối lại chứ không phải bây giờ đi xin từng xí nghiệp để chữa cho người này người kia.
Tôi nói 1 ý cuối cùng là tổ chức một ngân sách như thế nào để thu đúng thu đủ và chi cho đúng thì sẽ tạo điều kiện cho phát triển ngân sách xã hội và kinh tế.
(tamnhin)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com