Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhân dân tệ sẽ thống lĩnh tiền tệ thế giới

Với tốc độ tăng dự trữ ngoại hối như hiện nay, Trung Quốc có thể đe dọa đến hệ thống thả nổi tỷ giá.

Tốc độ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc và các nước có thặng dư thương mại trong thời gian gần đây đều có xu hướng nhanh hơn. Dữ trữ ngoại hối của Trung Quốc hiện giữ kỷ lục thế giới.

Nếu xu hướng này tiếp diễn, Trung Quốc sẽ sớm ấn định biên độ giao dịch của các loại tiền chính trên thị trường ngoại hối như USD và Euro, chấm dứt cơ chế linh hoạt của hai loại tiền tệ này.

Trong tháng 4/2010, khối lượng giao dịch các sản phẩm bằng các loại tiền tệ trung bình khoảng 4 nghìn tỷ USD/ngày, tăng 20% so với 3 năm trước. Chỉ tính riêng khối lượng giao dịch euro/USD đạt 1,1. nghìn tỷ USD.

Điều này cho thấy khó có thể tự điều chỉnh tỷ giá trên thị trường mở.

Tốc độ tăng khối lượng giao dịch trên thị trường hối đoái những năm gần đây có xu hướng chậm lại do các nước có thặng dư thương mại lớn tăng cường dự trữ ngoại tệ, điều chỉnh tủ giá.

3 năm trở lại đây, kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng gấp đôi, đạt khoảng 2,5 nghìn tỷ USD. Brazil cũng tăng dự trữ ngoại 247 tỷ USD.

Nếu dự trữ của Trung Quốc tiếp tục tăng gấp đôi trong 3 năm tới, và nếu thị trường ngoại hối tăng 20% như giai đoạn 2007-2010, Trung Quốc sẽ có khối lượng giao dịch bằng các ngoại tệ lớn hơn.

Quá trình đa dạng hóa kho dự trữ ngoài USD của các nước có thặng dư, đặc biệt các nền kinh tế nhóm BRIC như  Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã lý giải vì sao USD suy yếu trong thời gian dài từ năm 2002-2008.

Hệ thống thả nổi tỷ giá không chỉ phụ thuộc vào Cục dự trữ liên bang và các ngân hàng trung ương khác mà còn phụ thuộc vào một ngân hàng trung ương thứ ba với “vũ khí” lợi hại chính là dự trữ ngoại hối.

Nếu tốc độ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc duy trì như mấy năm gần đây, thì việc phân bổ 1% kho dự trữ đến năm 2013 sẽ tạo ra dòng vốn 50 tỷ USD cho thị trường.

Khối lượng giao dịch trên thị trường ngoại hối sẽ tăng trong những năm tới.

Động thái linh hoạt tỷ giá đặc biệt chưa hình thành ở khu vực Châu Á sẽ khiến thị trường này tiếp tục bị chi phối bởi một chính phủ, nhưng không phải Mỹ hay Châu Âu. Không ai khác đó chính là chính quyền Ôn Gia Bảo.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nhật đẩy mạnh M&A
  • "Dễ thở" hơn với Thông tư 13 sửa đổi?
  • Không kỳ vọng giảm lãi suất
  • Nợ công châu Âu, nhà đầu tư trái phiếu lo ngại
  • "Công thổ quốc gia" hay sự "sáng tạo" kì quặc về sở hữu?
  • Hệ thống tài chính Việt Nam vẫn khó tiếp cận
  • Doanh nghiệp Việt với tay sang địa ốc nước ngoài
  • Kiểm soát lạm phát: Khó khăn hơn so với dự báo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!