Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tài chính ngân hàng: Ngân hàng đôn đáo tìm khách

Mùa giải ngân cuối năm đã đến, nhiều nhà băng đang đôn đáo tìm kiếm khách hàng tốt để cho vay và đáy lãi suất cho vay mới đã được thiết lập: 10%/năm, bằng đúng lãi suất cơ bản.

Ông Phạm Quốc Thanh, Phó tổng giám đốc Ngân hàng ABBank cho biết, chính sách tín dụng của ABBank thời điểm này là ưu tiên tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vay tài trợ xuất khẩu, sản xuất - kinh doanh sản phẩm, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định, trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế. ABBank đang triển khai chương trình “Vốn xuân doanh nghiệp” đưa ra 2.000 tỷ đồng cho vay với lãi suất ưu đãi, kết hợp thực hiện chăm sóc khách hàng khi giải ngân như tặng gói bảo hiểm, tặng thẻ Visa có sẵn số dư, tặng tour du lịch.

Bên cạnh đó, ABBank tiếp tục tăng cường cho vay tiêu dùng phục vụ sản xuất - kinh doanh, cho vay xây sửa nhà, cho vay mua xe... Dự tính từ nay đến cuối năm 2008, ABBank sẽ giải ngân hơn 1.400 tỷ đồng. Nếu như trước đây chỉ khi gửi tiền mới được khuyến mại, thì nay kể cả vay tiền “thượng đế” cũng được chăm sóc chu đáo. Với khoản vay tối thiểu 300 triệu đồng, cứ 100 triệu được giải ngân, khách hàng được ABBank tặng ngay 1 chỉ vàng.

Trong khối ngân hàng quốc doanh, BIDV là ngân hàng có mức lãi suất cho vay hấp dẫn nhất. Dự báo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục hạ lãi suất cơ bản, nên BIDV đã hạ hẳn lãi suất cho vay xuống 10-11,5%/năm, đồng thời linh hoạt trong điều hành bằng cách ấn định khung sàn và trần, thay vì áp dụng một mức lãi suất cứng.

Đây là mức lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn áp dụng với tất cả các khách hàng từ ngày 8/12. Với cho vay trung, dài hạn, lãi suất được tính bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng trả sau cộng phí tối thiểu là 3%/năm. Dự kiến trong tháng 12, mức tăng trưởng tín dụng của BIDV so với tháng 11 sẽ đạt từ 3-3,5%, tương đương 4.500-5.000 tỷ đồng.

Trên thực tế, cuộc đua tìm kiếm “thượng đế” còn gay gắt hơn khi có sự cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài. HSBC đang đẩy nhanh chương trình tiếp thị đến doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời cử nhân viên đến tận doanh nghiệp tìm hiểu và đề xuất cho vay bằng tín chấp. Ngay cả những ngân hàng đang dự định mở chi nhánh tại Việt Nam như DBS (Singapore) cũng gia tăng tìm kiếm khách hàng Việt, với hứa hẹn nhiều khoản vốn vay từ nước ngoài có lãi suất cực thấp.

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, lâu nay, ngân hàng Việt Nam quen đánh giá doanh nghiệp và xét duyệt hạn mức cho vay căn cứ vào tài sản thế chấp. Trong khi đó, thông lệ quốc tế thường tập trung thẩm định phương án sản xuất - kinh doanh, khả năng quản lý dòng tiền của khách hàng, rồi mới xem xét đến tài sản thế chấp. Vì vậy tới đây, BIDV sẽ nới lỏng việc cho vay có tài sản đảm bảo sang cho vay không có tài sản đảm bảo.

Đề cập tiêu chí lựa chọn khách hàng, ông Nguyễn Văn Thanh cho hay, muốn vay tiền của ngân hàng, doanh nghiệp không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo, nhưng phải chứng minh được tính khả thi của dự án đang thực hiện, có tình hình tài chính lành mạnh, không có nợ xấu, nợ quá hạn.

Mặc dù không thể hạ chuẩn cho vay, nhưng ông Thanh cho biết, ABBank sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp vay vốn, đồng thời tư vấn cho khách hàng chọn giải pháp, sản phẩm phù hợp; thường xuyên nắm bắt và trao đổi với khách hàng các biến động trên thị trường về tình hình tài chính, sản xuất - kinh doanh…

Đồng tình với nhận định về khả năng NHNN tiếp tục hạ lãi suất cơ bản, nhưng ông Nguyễn Văn Thanh cho rằng, không nhất thiết NHNN phải hạ lãi suất thì doanh nghiệp mới có thể tiếp cận vốn vay dễ dàng. Các doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt, hoạt động sản xuất - kinh doanh ổn định và có thị trường rõ ràng… luôn được các ngân hàng, trong đó có ABBank, chào đón.

Thành viên Hội đồng Tư vấn tài chính tiền tệ quốc gia, ông Cao Sỹ Kiêm dự đoán, lãi suất cơ bản có thể được điều chỉnh xuống 8%, kéo lãi suất cho vay xuống thấp, khi ấy doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mới có nhiều khả năng cạnh tranh được với các đối thủ trong khu vực.

Được biết, ông Kiêm là một trong những chuyên gia đang tích cực phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoàn thành đề án Quỹ Bảo lãnh tín dụng, để Quỹ có thể đi vào hoạt động đầu năm sau, làm cầu nối giữa các doanh nghiệp khát vốn và những ngân hàng đang sẵn tiềm lực giải ngân.

(Theo Đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cơ hội đầu tư: Dự án Agro - Park góp phần giải quyết vấn đề tam nông
  • Kinh tế-Đầu tư: Coi trọng hiệu quả
  • Mỹ đóng cửa 23 ngân hàng từ đầu năm
  • "Kích" 1 tỉ USD vào đâu cho hiệu quả?
  • Giải cứu Jetstar Pacific thế nào?
  • Tín hiệu lạc quan ở những dự án đầu tư nước ngoài
  • Thêm nguồn lực để vượt qua thách thức
  • Ngân hàng vào đợt cắt giảm nhân sự
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!