Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội đầu tư: Dự án Agro - Park góp phần giải quyết vấn đề tam nông

Một dự án hiện đại phát triển ngành chăn nuôi được đầu tư theo hướng đồng bộ và khép kín với những ngành sản xuất phụ trợ liên quan vừa được TCT Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai (Donataba) chính thức công bố dưới tên gọi Dự án Khu liên hợp công - nông nghiệp Agro-Park.

Báo Đầu tư đã trao đổi với bà Nguyễn Thị Lệ Hồng, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Donataba, về dự án này.

Bà có thể cho biết cụ thể hơn về Dự án Agro - Park và các đối tác tham gia?
Agro - Park được xây dựng trên tổng diện tích dự kiến 1.780 ha thuộc khu vực huyện Thống Nhất và Xuân Lộc của tỉnh Đồng Nai, với vốn đầu tư ban đầu khoảng 500 tỷ đồng. Đây là dự án hợp tác giữa Donataba, Prudential, Proconco và Tập đoàn Glon của Pháp, trong đó dự kiến Donataba chiếm 70% vốn góp, Prudential 20%, Glon 5% và 5% từ CTCP Phát triển và Kỹ thuật.

Agro - Park được thực hiện nhằm tạo ra một mô hình kinh tế mới, có tính đột phá để tạo động lực cho sự phát triển khu vực nông nghiệp và nông thôn, góp phần giải quyết địa điểm sản xuất, kinh doanh cho các nhà đầu tư trên lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản, gia súc và thực phẩm. Nếu dự án được hoàn tất thì có thể góp phần giải quyết tốt ba vấn đề đang được quan tâm đó là nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Tại sao Donataba lại chọn các đối tác trên để hợp tác?
Tập đoàn Glon rất thành công trong việc xây dựng chuỗi giá trị chăn nuôi không chỉ giải quyết vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, mà còn giúp nâng cao năng suất chăn nuôi, chế biến. Chỉ khi nào kiểm soát được toàn bộ quá trình chăn nuôi thì chúng ta mới có thể bao tiêu được sản phẩm.

Vì Glon là nhà cung cấp các sản phẩm gia súc, thực phẩm cho các chuỗi siêu thị, nhà hàng thức ăn nhanh, cũng như những nhà nhập khẩu thực phẩm quốc tế, nên thương hiệu của họ khi đóng lên sản phẩm chắc chắn sẽ được chấp nhận.

Prudential là đối tác mạnh về tài chính, trong khi đó, Proconco lại giữ vai trò mắt xích trong việc cung cấp thức ăn gia súc cũng như tìm kiếm những hộ chăn nuôi ở quy mô vừa và lớn. Ngoài ra, công ty thành viên của Donataba cũng sẽ tham gia khâu giết mổ.

CTCP Phát triển và Kỹ Thuật - đơn vị đầu tiên tham gia vào dự án Agro - Park, sẽ giúp hình thành một chuỗi giá trị chăn nuôi khép kín, từ cung cấp con giống, thức ăn, huấn luyện, đào tạo cho các hộ chăn nuôi cho đến giết mổ, chế biến và tiếp thị. Đây là mô hình “Từ trang trại đến bàn ăn” mà Tập đoàn Glon đã áp dụng rất thành công ở Pháp và châu Âu.

Với tham vọng đưa mô hình “Từ trang trại đến bàn ăn” và ngược lại áp dụng tại Việt Nam, theo bà, chúng ta sẽ mất bao nhiêu năm để làm được điều này?
“Từ trang trại đến bàn ăn” nghĩa là khép kín từ đầu, từ chăn nuôi, trồng trọt đến sản phẩm chế biến và phục vụ cho bữa ăn, Glon đã mất 30 năm để hình thành nên mô hình này ở tỉnh Bretagne của Pháp. Ngược lại, từ yêu cầu thực tế ở bàn ăn, người tiêu dùng đã đặt ra các tiêu chuẩn cho nhà sản xuất ở trang trại cũng như trong lĩnh vực chế biến. Glon cũng mất khoảng 15 năm để hoàn tất mô hình “Từ bàn ăn đến trang trại”.

Ngày nay, với kinh nghiệm được tích lũy và kế thừa, công nghệ thông tin phát triển, Việt Nam không nhất thiết phải mất 45 năm như Pháp đã từng làm, mà ước tính chỉ khoảng 10-15 năm. Bởi lẽ thị trường nước ta hoàn toàn có thể xây dựng từ đầu và đây là lựa chọn tốt nhất cho các nhà đầu tư.

Agro - Park có nhắm đến mục tiêu sẽ cho ra đời sản phẩm toàn cầu?
Đây là một giấc mơ đẹp. Ai cũng mơ ước thành công như các tập đoàn ở Pháp đã làm trong lĩnh vực này. Trước mắt, Agro - Park đang nhắm đến thị trường nội địa vì thị trường này đang bỏ ngỏ, sau đó sẽ hướng đến việc khẳng định mình ở thị trường xuất khẩu. Tôi mong muốn làm sao để mô hình này trở thành hạt nhân cho ngành công nghiệp chăn nuôi và chế biến trong nước.

Bà có kiến nghị gì về mặt chính sách để một mô hình mới như Agro – Park phát triển?
Tôi kiến nghị Chính phủ cần đưa Agro - Park vào chiến lược hạ tầng giao thông quốc gia, nghĩa là trong quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông (như hàng không, ga xe lửa, đường bộ và đường thủy) đều phải tính đến lợi ích của Khu liên hợp công nông nghiệp này nhằm giúp dự án hoạt động tốt và phát triển bền vững. Tiếp theo là các chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế cho Agro - Park cũng như cho nhà đầu tư khi đầu tư vào đây.

(Theo Đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Kinh tế-Đầu tư: Coi trọng hiệu quả
  • Tài chính ngân hàng: Ngân hàng đôn đáo tìm khách
  • Mỹ đóng cửa 23 ngân hàng từ đầu năm
  • "Kích" 1 tỉ USD vào đâu cho hiệu quả?
  • Giải cứu Jetstar Pacific thế nào?
  • Tín hiệu lạc quan ở những dự án đầu tư nước ngoài
  • Thêm nguồn lực để vượt qua thách thức
  • Ngân hàng vào đợt cắt giảm nhân sự
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!