Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ba nguyên nhân khiến đồng USD tăng giá trên thị trường tiền tệ

Trong lúc nước Mỹ đang chìm ngập trong cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất từ gần một thế kỷ nay, với khoản thiếu hụt cán cân thanh toán ngày càng tăng và tình hình kinh tế xấu đi, một điều tưởng như nghịch lý lại đang diễn ra: đồng USD đang mạnh hơn lên trên thị trường tiền tệ quốc tế.

Kể từ tháng 7 đến nay, đồng USD đã tăng giá 19% so với đồng euro và tăng 24% so với đồng bảng Anh.

Đầu tư vào đồng USD là khôn ngoan hay rủi ro trong lúc này? Điều này tuỳ thuộc vào cách nhìn. Các công ty Mỹ có kim ngạch xuất khẩu lớn không phải không lo ngại, bởi lẽ đồng USD mạnh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của họ. Hôm 24/11, Campbell Soup, công ty có tới 30% doanh thu từ các hoạt động kinh tế ngoài nước Mỹ cho biết tỷ giá hối đoái hiện nay có thể làm giảm tới 5% mức tăng thu nhập của họ trong năm nay. Trong khi khách du lịch Mỹ tới Pari lại hết sức hồ hởi, bởi lẽ tiền của họ giờ đây mua được nhiều hàng hơn trước.
Động lực gì khiến đồng USD đột ngột tăng giá như vậy? Trước hết đó là yếu tố tâm lý. Người ta nhận ra một qui luật là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế trầm trọng, các nhà đầu tư thường có xu hướng từ bỏ một số đồng tiền và các tài sản nhiều rủi ro khác để tìm đến những phương tiện cất giữ an toàn hơn như đồng USD. Nhu cầu mua USD khiến cho giá đồng tiền này tăng lên một cách tương đối so với các đồng tiền khác. Trong bốn cuộc suy thoái trước, tính từ những năm 1970 đến nay, lần nào đồng USD cũng có giá trị cao hơn so với khi suy thoái bắt đầu.
Thứ hai, phải ghi nhận rằng trong suốt 6 năm qua, giá trị đồng euro, đồng bảng Anh và đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi lên đã phần nào bị thổi phồng quá mức. Một rổ ngoại tệ, bao gồm đồng real của Braxin và đồng NDT của Trung Quốc đã tăng 25% trong khoảng thời gian từ 2002 đến giữa năm 2008 so với đồng USD. Riêng đồng euro đã tăng giá tới 45%. Tuy nhiên, từ đầu năm nay, khi một số nhà đầu tư bắt đầu đánh cược rằng tình trạng bong bóng tiền tệ có thể sẽ xì hơi, điều này đã góp phần đánh tụt giá các đồng tiền trên xuống, tạo lợi thế cho đồng USD. Colin Hart, giám đốc phụ trách tiền tệ Công ty Baring Asset Management cho biết từ tháng 3/08, công ty ông đã giảm mạnh các khoản dự trữ bằng đồng euro.
Nguyên nhân thứ ba có liên quan đến vai trò của các quỹ đầu tư có trụ sở ở Mỹ và các quỹ tương hỗ sở hữu những cổ phiều quốc tế. Do lo ngại rủi ro, trong 9 tháng đầu năm nay khách hàng đầu tư vào trái phiếu bằng ngoại tệ nước ngoài đã rút số tiền trị giá tới 39 tỷ USD ra khỏi các quỹ này. Vì không có đủ tiền, các công ty này buộc phải bán tháo các khoản ngoại tệ để mua lại USD thanh toán cho khách hàng. Những phi vụ này rốt cục cũng làm cho giá USD tăng lên.
Vấn đề hiện nay đặt ra là liệu xu hướng này có tiếp tục hay không. Sau loạt tăng giá ổn định trong những tháng gần đây, đồng tiền xanh hiện đang được giao dịch với tỷ lệ 1 euro ăn 1,269 USD hôm 29/11, và người ta cho rằng đây tỷ giá thích hợp, dựa trên sức mua hiện nay của người tiêu dùng. Thomas Stolper, nhà kinh tế làm việc cho công ty Goldman Sachs cho rằng khi tình hình căng thẳng trên thị trường bắt đầu dịu xuống, mọi người sẽ buộc phải tính xem có nên tiếp tục đầu tư vào đồng tiền xanh hay không.
Tuy nhiên, nếu kinh tế toàn cầu tiếp tục xuống dốc, đồng USD thậm chí có thể tăng giá hơn nữa. Cơn bão tín dụng thực ra mới chỉ bắt đầu tác động đến các thị trường đang nổi lên, trong đó rất nhiều nước phải dựa vào hoạt động xuất khẩu. Với tình hình mức tiêu thụ ở Mỹ giảm xuống, triển vọng kinh tế của các nước như Ấn Độ, Braxin và Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ đang xấu đi. Mối lo ngại ấy đang ảnh hưởng đến đồng tiền của các nước này. Trong vòng hai tháng qua, đồng rupee khá mạnh của Ấn Độ đã mất giá 17%.
Các thị trường tiền tệ của châu Âu cũng có thể cảm thấy sức ép do kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm. Khu vực đồng euro thiếu một chính phủ trung ương có thể điều chỉnh hoặc phản ứng nhanh trước khủng hoảng. Chẳng hạn, Ngân hàng Trung ương châu Âu bị chỉ trích là đã không nhận ra được một cách đủ sớm tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, vì vậy họ đã tăng lãi suất cơ bản hồi tháng 7, để rồi phải cắt giảm lãi suất vào tháng 10 và tháng 11/08.
Theo ông Stephen Jen, nhà kinh tế làm việc tại ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, đồng USD lên giá là đúng, và phù hợp hơn là điều mà những người hoài nghi vẫn tưởng.

(Theo Vinanet)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Áp lực “kép”
  • Động lực mới cho Khu vực Tam giác phát triển
  • Cơ hội cho sự đảo chiều
  • Tạo chuyển biến mạnh về đầu tư năm 2009
  • Áp lực giải ngân vốn FDI
  • Thiếu cơ chế giám sát hiệu quả vốn đầu tư
  • Sẽ thực hiện gói giải pháp kích cầu đầu tư
  • Nghịch lý cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!