Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính phủ nhìn lại sớm hơn một năm gia nhập WTO

Theo báo cáo mới đây của Chính phủ về tác động hội nhập đối với nền kinh tế sau hơn một năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thể chế kinh tế chính là lĩnh vực thay đổi, để lại dấu ấn nhiều hơn cả trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời gian qua.

Hai trong ba lĩnh vực được báo cáo đánh giá là thương mại đầu tư, ổn định kinh tế vĩ mô và xã hội sau một thời gian hội nhập tuy có chịu những tác động đáng kể, nhưng không mang tính cơ bản.  

Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2007, đầu năm 2008 là khá cao, song chưa có sự bứt phá so với các năm trước và như kỳ vọng. Trong khi đó, nhập khẩu gia tăng mạnh dẫn đến nhập siêu lớn.

Tổng đầu tư xã hội vẫn ở mức 40-44% GDP và dù FDI bùng phát nhưng tỷ trọng của nguồn vốn này vẫn không thay đổi nhiều, do đầu tư khu vực doanh nghiệp Nhà nước cũng tăng rất mạnh (năm 2007 gần gấp 2 lần so với năm 2006 theo giá thực tế) và tính chung vốn đầu tư Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng tới 47,2% tổng vốn đầu tư xã hội.

Tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2007 tiếp tục đà tăng trưởng của những năm trước đó nhưng hiệu quả kinh tế chậm cải thiện so với mong đợi. Tăng trưởng những tháng đầu năm 2008 có dấu hiệu chững lại, nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, tiết kiệm ít hơn và dựa nhiều hơn vào vốn nước ngoài.

Trong khi đó, sự tác động của quá trình hội nhập đến ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước rõ ràng hơn: tỷ lệ lạm phát năm 2007, đầu năm 2008 cao kỷ lục trong vòng 12 năm qua. Có nhiều nguyên nhân, nhưng được đề cập nhiều hơn cả là sự lúng túng, bất cập trong điều hành chính sách khi nền kinh tế liên quan và phụ thuộc nhiều hơn vào kinh tế thế giới, đặc biệt là bối cảnh chu chuyển các luồng vốn gia tăng.

Tương tự, cán cân tài khoản vãng lai năm 2007, khác hẳn năm 2006, đã thâm hụt lớn, tới 6,999 tỷ USD (tương đương 9,85% GDP. Thâm hụt này xuất phát chủ yếu từ thâm hụt thương mại hàng hóa và thâm hụt thu nhập từ đầu tư đều gia tăng đáng kể. Cán cân thanh toán quốc tế tổng thể thặng dư hơn 10 tỷ USD.

Cán cân thương mại và vãng lai những tháng đầu năm 2008 tiếp tục xấu, trong khi khả năng tài trợ các khoản thâm hụt đó trở nên thiếu bền vững hơn.

Về mặt xã hội, việc gia nhập WTO cũng chưa để lại dấu ấn đáng kể đối với tạo việc làm. Số lao động có việc làm năm 2007 tăng 2,3% so với 2006, trong khi con số này của năm trước là 2,7%. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị tuy có giảm, song tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên lại tăng. Lạm phát cao đã làm giảm thu nhập thực tế của nhiều nhóm xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo giảm không đáng kể vì chuẩn nghèo đòi hỏi tính toán lại.

Trong bối cảnh đó, tác động của việc gia nhập WTO đến thể chế kinh tế là rõ nét hơn cả. Quan hệ tương tác giữa quá trình đổi mới, cải cách trong nước, đặc biệt là việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách kinh tế, cải cách bộ máy, thủ tục hành chính với tiến trình hội nhập, gia nhập WTO trở nên chặt chẽ hơn.

Đây là những dấu hiệu đáng khích lệ để gia tăng niềm tin vào triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam, xuất khẩu, FDI, hiệu quả phân bổ nguồn lực và tăng trưởng kinh tế, thu nhập...

Tuy nhiên, báo cáo cũng cho rằng, thể chế kinh tế chính là lĩnh vực còn nhiều bất cập nhất. Còn rất nhiều việc phải làm để tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho phù hợp với cam kết hội nhập và các chuẩn mực kinh tế thị trường. Vai trò, ý nghĩa của các đạo luật vẫn còn thấp do phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn. Hậu quả là luật thiếu hiệu lực, công tác triển khai thực hiện chậm và dễ mâu thuẫn.

Ngoài ra, cũng còn khoảng cách khá xa giữa thực tế và yêu cầu về tính chuyên nghiệp, minh bạch và khả năng giải trình của bộ máy Nhà nước, trong khi hệ thống động lực cho công chức còn nhiều méo mó, phối hợp giữa các bộ, ngành còn chưa chặt chẽ, chưa nhất quán và không kịp thời. Thể chế cho sự phát triển các thị trường yếu tố sản xuất như thị trường tài chính, đất đai, lao động,... vẫn đang trong giai đoạn cần những chỉnh sửa căn bản.

Quá trình này lại diễn biến phức tạp vì biến động trên các thị trường yếu tố sản xuất rất nhạy cảm về mặt xã hội và có nhiều khía cạnh liên quan đến một chủ thể quan trọng trong nền kinh tế là khu vực doanh nghiệp Nhà nước.

Đặc biệt, khung pháp lý và thể chế giám sát vốn đầu tư gián tiếp còn thiếu và yếu, điều này có thể làm tăng rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô.

( Theo Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Quan ngại, nhưng vẫn tin tưởng
  • Báo cáo ngoại lạc quan hơn
  • Khai thác tốt các nguồn lực để xúc tiến đầu tư
  • Rào cản các kế hoạch kết nối
  • Khoảng trống pháp lý trong hoạt động M&A
  • Đầu tư vào VN: Cơ hội trong khó khăn
  • Morgan Stanley: Kinh tế VN đang đi đúng hướng
  • Tín dụng bất động sản: Nguy cơ một làn sóng bất lực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!