Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chờ năm mới

Mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành đã trên 33%. - tinkinhte.com
Mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành đã trên 33%. Ảnh: S.T
Đó là trả lời của hầu hết ngân hàng khi được hỏi về chủ trương tăng trưởng tín dụng trong những ngày còn lại của tháng 12 này.
 
Trong đó, với khối quốc doanh, thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng không đẩy mạnh tín dụng trong tháng còn lại của năm. Vì vậy, sau khi thu hồi các khoản nợ cũ đã quyết định tạm dừng giải ngân.

Theo một cán bộ cấp cao của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), nguồn vốn khả dụng hiện tập trung chủ yếu cho mục đích sản xuất - kinh doanh cũng như thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất theo chủ trương của Chính phủ.

Mặt khác, tính đến nay, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank đạt khoảng 27%, cao hơn chỉ tiêu cho phép theo đăng ký với NHNN là 25%, vì vậy Ngân hàng cho biết, không có chủ trương đẩy mạnh vốn cho vay trong những ngày cuối tháng 12 và chờ sang năm mới.

Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ông Trần Xuân Huy cho biết, tính đến nay tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng đã đạt chỉ tiêu đưa ra. Đến ngày 30/11, vốn huy động từ khách hàng của Sacombank đạt 80.031 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 55.972 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 98.768 tỷ đồng, tổng vốn điều lệ và các quỹ đạt 8.796 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu (NPL) của Sacombank là 0,68%. Ngân hàng cũng đã hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ lần 2 năm 2009 từ 5.883 tỷ đồng lên 6.700 tỷ đồng.

Vì vậy, ông Huy cũng cho biết, có nhiều khoản vốn cho vay đến kỳ đáo hạn nhưng Ngân hàng chưa tính việc tái giải ngân. Mặt khác, theo ông Huy, khả năng nhu cầu vốn của khách hàng trong thời gian tới không thực sự tăng cao, vì các DN đã lên kế hoạch sản xuất - kinh doanh cũng như việc nhập hàng hóa trước để phục vụ cho dịp lễ, tết cuối năm.

Ông Phạm Quốc Thanh, Phó tổng giám đốc Ngân hàng An Bình (ABBank) cũng cho hay, tính đến nay các chỉ tiêu về tăng trưởng huy động và dư nợ của Ngân hàng đã hoàn thành kế hoạch đề ra đầu năm. Trong đó, dư nợ tín dụng của ABBank đã đạt ngưỡng trên 12.000 tỷ đồng.

Do đó, ông Thanh cho biết, việc phát triển tín dụng vào cuối tháng này không phải là chủ trương được ABBank ưu tiên. Chủ trương của ABBank là kiểm soát chặt chất lượng tín dụng và tăng trưởng huy động vốn để chờ triển khai kế hoạch trong năm tới.

Còn theo Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB), ông Trần Văn Vĩnh, tốc độ tăng trưởng dư nợ đến cuối năm 2009 của Ngân hàng sẽ đạt 23 - 25%. Trong đó, tăng trưởng tín dụng cá nhân cũng phát triển tốt, chiếm khoảng 60% trong tổng dư nợ của OCB.

Tuy nhiên, ông Vĩnh cho rằng, trong những ngày cuối năm 2009, để đảm bảo thanh khoản thì không những OCB mà đa số ngân hàng đều phải thận trọng trong việc phát triển tín dụng, cân đối nguồn để đảm bảo an toàn thanh khoản. Còn khả năng phát triển tín dụng trong năm tới, theo ông Vĩnh, bản thân OCB đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng 50 - 80% về cả huy động và cho vay.

Song để đạt được kết quả này, ông Vĩnh thừa nhận không phải là chuyện dễ dàng, nhất là trước bối cảnh thị trường đang còn ảnh hưởng bởi khó khăn của khủng hoảng.

Hiện không chỉ với tín dụng cá nhân mà kể cả với cho vay khách hàng DN, các ngân hàng cũng tỏ ra dè dặt. Đặc biệt là trước mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành đã sớm vượt qua chỉ tiêu kiểm soát chỉ sau 10 tháng hoạt động đầu năm, với mức tăng trưởng trên 33%.

Theo báo cáo nhanh của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất bằng VND đến ngày 17/12 là trên 415.000 tỷ đồng, chỉ tăng 0,09% so với một tuần trước đó. Điều này cũng phần nào phản ánh được sức nóng tín dụng đang giảm dần.

(Theo Vân Linh // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chủ tịch Fed Bernanke cho rằng: Cuộc khủng hoảng tài chính không phải là lỗi của Fed
  • Chọn kênh đầu tư nào trong năm 2010?
  • Liệu có tái diễn tình trạng tăng trưởng tín dụng "nóng" ?
  • Vốn đầu tư từ Việt Nam vào Campuchia đang tăng mạnh
  • Thu hút vốn FDI vào VN: Định hướng chọn lọc!
  • Sân chơi tài chính sẽ có trọng tài
  • Tìm vốn phát triển doanh nghiệp trong năm 2010
  • Nhận diện các yếu tố tác động CPI
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!