Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Có thể “thở phào” với giá vàng, USD?

Từ 1.4 đến nay, giá vàng trong khoảng 26 – 26,2 triệu đồng/lượng. Đáng chú ý là sau cả năm trời cao hơn giá thế giới thì hiện tại giá trong nước đã thấp hơn giá thế giới khoảng 50 – 70 ngàn đồng/lượng.

Doanh nghiệp cho biết, giao dịch vàng rất yếu. Các công ty lớn như SJC, PNJ, bán ra mỗi ngày khoảng 1.200 – 1.500 lượng, chỉ bằng 20% so với mức bình quân của cùng kỳ năm ngoái và rất thấp so với cao điểm (có lúc SJC bán ra đến 35.000 lượng/ngày).

Ông Trương Công Nhơn, phó tổng giám đốc SJC tiết lộ: “Lượng cung hiện nay khá lớn từ hàng chục tấn đang tồn đọng ở các ngân hàng thương mại. Lượng vàng bán ra thị trường trong ba tháng gần đây đã lên đến cả chục tấn, tức người cần mua đã mua đủ. Giá vàng lại khá ổn định cả tháng nay không giúp sinh lợi nếu mua vàng”.

Ông Nhơn cho rằng, người dân có tiền nhàn rỗi, thì dùng tiền làm việc khác có lợi hơn đầu tư vào vàng.
Ngày 6.4 giá USD trên thị trường tự do tiếp tục giảm, chỉ còn 19.170 – 19.200 đồng/USD, giảm 20 – 30 đồng/USD so ngày 5.4. Như vậy giá USD trên thị trường tự do đang tiệm cận giá của các ngân hàng thương mại là 19.070 – 19.100 đồng/USD.

Cùng với việc giảm giá, hoạt động mua bán cũng chậm lại. Một số chủ tiệm vàng ở khu vực Lê Thánh Tôn và trong chợ Bến Thành cũng cho hay, khách mua sỉ lẫn lẻ đều vắng bóng.

Trong khi đó, theo xác nhận của một tổng giám đốc ngân hàng, giao dịch ở thị trường tự do, những lúc cao điểm, 100.000 USD một giao dịch không là con số lớn.

Bà K. chủ tiệm vàng ở quận 3 nói: “Những khách công ty nhập khẩu từng đặt mua số lượng đôla lớn vào lúc thị trường khan hiếm giải thích với tôi là đã thoả thuận mua được của doanh nghiệp xuất khẩu nên không đặt mua bên ngoài nữa”. Có ý kiến khác cho rằng giá vàng trong nước thấp hơn thế giới, không có tình trạng gom USD để nhập vàng lậu nên giá USD cũng xuống theo và ít giao dịch.

Còn theo một báo cáo của ngân hàng Nhà nước ra ngày 5.4 thì: “Các tổ chức tín dụng đã mua được ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và dần tự cân đối được nguồn ngoại tệ, lượng ngoại tệ ngân hàng Nhà nước mua được từ các tổ chức tín dụng tăng đáng kể”.

(Theo Bích Thuỷ // SGTT Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Quản lý ngoại hối: Hướng tới hài hòa
  • Cẩn trọng khi chuyển kênh đầu tư
  • Lãi suất cao, doanh nghiệp và ngân hàng cùng gặp khó
  • Đầu ra tín dụng nền kinh tế tăng rất thấp
  • Có nên ngừng huy động và cho vay vàng?
  • SCIC được bán vốn Nhà nước như thế nào?
  • Định giá lại đồng nhân dân tệ không tổn hại nhiều đến toàn cầu
  • Đóng cửa sàn giao dịch vàng - Thị trường diễn biến yên ả
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!