Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dẹp bỏ dự án “xí phần”

Tốc độ triển khai nhiều dự án FDI vào bất động sản chậm bởi chủ đầu tư không có thực lực về tài chính mà chỉ sau khi có giấy phép ở VN rồi mới huy động vốn

Thời gian gần đây, các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) có số vốn đăng ký khá lớn. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nước ngoài sẽ đem toàn bộ tiền của mình vào đầu tư mà chủ yếu là làm theo kiểu cuốn chiếu “lấy mỡ nó rán nó”.

Đăng ký nhiều, triển khai ít

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), số vốn đăng ký vào ngành hóa dầu và BĐS đang chiếm khoảng 80% vốn FDI trong hai năm 2007- 2008. Những dự án này do triển khai trên hàng ngàn hecta đất nên mất rất nhiều thời gian cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Mới đây, TPHCM vừa ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của 40 dự án FDI có vốn đăng ký là 1,77 tỉ USD, hoạt động trong lĩnh vực BĐS. Nguyên nhân là do các dự án chậm triển khai hoặc giải thể. Hiện lượng vốn FDI chảy vào lĩnh vực BĐS trên địa bàn TPHCM lên đến 9,6 tỉ USD nhưng chỉ mới giải ngân được 3,6 tỉ USD.


Dự án Trung tâm Tài chính VN chuẩn bị khởi công trên khu đất Kỳ Hòa,
quận 10 - TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚY

Một chuyên gia của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết phần lớn các dự án chậm triển khai đều có chủ đầu tư từ Mỹ. Theo chuyên gia này, gần như toàn bộ những dự án có số vốn vài trăm triệu USD được cấp phép từ năm 1997 đến nay đều trục trặc, ngoại trừ một số rất ít được triển khai như Intel. Hiện tại, trong số những dự án lớn của các nhà đầu tư Mỹ, dự án Saigon Atlantis Hotel ở TP Vũng Tàu đang được đánh giá là sáng sủa nhất. Mặt bằng đã được giao tương đối, kế hoạch động thổ xây dựng đã lên và vốn đã đổ vào vài chục triệu USD. Những dự án khác vẫn ì ạch lo thủ tục.

Cần sớm chấn chỉnh

Theo chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan, những dự án mà nhà đầu tư chỉ dựa vào giấy phép được cấp để gọi vốn đối tác hoặc vay của các tổ chức tài chính vì không đủ “lực” thực hiện sẽ làm dự án triển khai không trôi chảy và nếu không triển khai được sẽ để lại hậu quả rất nặng nề.

Cũng vì phụ thuộc quá trình đi kêu gọi vốn nên tiến độ dự án luôn luôn chậm và khả năng đổ vỡ rất lớn. “Họ nói thẳng phải có giấy phép trong tay mới đi gọi vốn được. Nhưng trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, khó có nhà đầu tư nào chịu bỏ ra cả tỉ USD phát triển một dự án BĐS ở một thị trường như VN, để rồi chờ đợi 5-10 năm sau hái quả”- giám đốc một công ty tiếp thị dự án nói.

Nhìn lại các dự án FDI bị rút giấy phép thời gian qua cho thấy mặc dù nguyên nhân cơ bản vẫn là do chủ đầu tư nước ngoài không thu xếp được tài chính, song cũng cần thấy rằng tình trạng “treo” của các dự án trên còn là hệ quả của việc cấp phép dễ dãi tại các địa phương.

Việc thẩm định năng lực chủ đầu tư của chính quyền cấp tỉnh là có vấn đề. Các chuyên gia kinh tế cho rằng lời hứa của các nhà đầu tư FDI cần được soát xét kỹ càng hơn và việc cấp phép tràn lan của chính quyền địa phương cũng cần được nghiêm khắc xử lý.

(Theo Nguyễn Phúc // Nguoilaodong Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Bắt đầu cuộc đua hạ lãi suất huy động?
  • Chính sách lãi suất: Từ lý thuyết đến thực tế
  • Bài toán khó cho điều hành chính sách tài chính, tiền tệ
  • Điều hành tỉ giá: Khéo nhưng chưa chắc hay!
  • Tỷ giá giảm: Lợi và hại từ các góc nhìn
  • Trái phiếu doanh nghiệp: Có là… trái đắng?
  • IMF nâng dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu
  • “Loạn” giao dịch tại dự án Thanh Hà - Cienco 5
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!