Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Định giá nhân dân tệ: Lo ngại không chỉ đến từ Mỹ và châu Âu

Mối quan ngại về giá đồng nhân dân tệ (NDT) lan rộng khắp châu Á trong những tháng gần đây, nhưng các nước châu Á chưa thống nhất cách đánh giá tác động của chính sách định giá đồng NDT như Mỹ và châu Âu đã làm.

Các nước châu Á có góc nhìn khác nhau về tỷ giá đồng nhân dân tệ so với USD. Ảnh: Reuters

Thứ trưởng Tài chính Nhật Yoshihiko Noda cảnh báo Bắc Kinh: “Hiện có nhiều sự mong đợi, chứ không riêng từ phía Mỹ, về việc Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách kìm giữ giá nhân dân tệ”. Tuy nhiên ông Noda cho rằng, không cần thiết phải trừng phạt Bắc Kinh.

Chính phủ Ấn Độ cho rằng trong khi chính phủ các nước châu Á cứ lo ngại về cuộc tranh chấp thương mại giữa Washington và Bắc Kinh mà không nhận thấy rằng tỷ giá hối đoái của NDT, một vấn đề khẩn cấp cho nền kinh tế của chính họ, bởi vì việc Trung Quốc giữ nguyên giá NDT so với USD đang giúp nước này chiếm ưu thế so với các nước châu Á khác trong việc xuất khẩu hàng sang Mỹ.

Châu Á ít lo ngại hơn Mỹ

Mặc dù Nhật và Hàn Quốc đang muốn đưa Trung Quốc vào các cuộc hội đàm về tỷ giá NDT, nhưng các kinh tế gia cho rằng có một số lý do khiến các nước châu Á ít quan tâm đến vấn đề này so với Mỹ.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Trung Quốc, được dự báo đạt 10% năm nay, đã giúp nước này nổi lên như một nguồn tiếp nhận hàng hoá lớn trong khu vực, thể hiện qua việc hàng xuất khẩu từ các nước châu Á khác vào Trung Quốc đã tăng lên từ cuối năm ngoái. Hơn nữa, mức độ mà các nước châu Á cạnh tranh với Trung Quốc tại các thị trường xuất khẩu phương Tây cũng có sự chênh lệch đáng kể.

Một nghiên cứu chi tiết về dữ liệu thương mại của Tai Hui, trưởng ban nghiên cứu châu Á của ngân hàng Standard Chartered ở Singapore, cho thấy có sự tương quan cao giữa hàng xuất khẩu của Trung Quốc với hàng xuất khẩu của Thái Lan và Malaysia, nhưng giữa Trung Quốc và hai nước Hàn Quốc và Đài Loan thì sự tương quan đó kém hơn rất nhiều. Trong khi đó, thực trạng hàng xuất khẩu của Indonesia và Việt Nam cũng rất khác so với của Trung Quốc.

Ngoài ra, một số nước, nhất là Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan, đã tạo ra được một năng lực sản xuất đáng kể tại Trung Quốc. Điều đó có nghĩa rằng họ đang cùng hưởng lợi trong sự bùng nổ hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

Park Chul-hwan, một quan chức của liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc, nhận xét: “Nếu đồng nhân dân tệ lên giá, nó sẽ làm yếu đi tính cạnh tranh về giá của hàng hoá Trung Quốc. Về nguyên tắc thì điều đó có lợi cho Hàn Quốc. Nhưng điều đó thực ra tuỳ thuộc vào hai yếu tố: hiện có bao nhiêu công ty Hàn Quốc đã mở xí nghiệp tại Trung Quốc, và hàng xuất khẩu của những xí nghiệp này chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm”.

Việc NDT bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó cũng có lợi cho một số nước châu Á một cách gián tiếp qua việc kích thích nhu cầu sản xuất các thiết bị mà Trung Quốc cần nhập để sản xuất hàng xuất khẩu.

Trung Quốc không nhượng bộ, Mỹ tạo thêm sức ép Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn khẳng định việc gây sức ép buộc Trung Quốc đánh giá lại NDT sẽ không thành công và cũng sẽ không giúp giải quyết sự mất cân đối thương mại Trung – Mỹ.

Trước đó, ngày 22.3 tại Bắc Kinh, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã gặp các tổng giám đốc nước ngoài, trong đó có Alan Mulally của Ford Motor Co. và Thomas Albanese của Rio Tinto Plc, để vận động sự giúp đỡ của họ nhằm tránh một cuộc chiến thương mại và tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Việc Trung Quốc khăng khăng giữ tỷ giá 6,83 NDT đổi 1 USD trong suốt 20 tháng qua để hỗ trợ xuất khẩu đã bị các nhà lập pháp Mỹ chỉ trích mạnh mẽ. Ngày 24.3, hạ nghị sĩ Sander Levin, hạ nghị sĩ Sander Levin, chủ tịch uỷ ban Tài chính và thuế vụ Hạ viện Mỹ đã triệu tập một cuộc họp quan trọng về vấn đề NDT, trong đó ông gọi chính sách hạ thấp giá nội tệ của Trung Quốc là “có hại cho phần còn lại của thế giới” và nói rằng “điều đó không thể tồn tại lâu được”.

Trong khi đó, thượng nghị sĩ Dân chủ Charles Schumer, thượng nghị sĩ Cộng hoà Lindsey Graham nói rằng họ sẽ vận động để chính quyền Obama chính thức đưa Trung Quốc vào diện “thao túng tiền tệ” trong báo cáo thường niên của bộ Tài chính sẽ được công bố ngày 15.4.

(Theo Trúc Thịnh // SGTT Online //Economic Times, Business Week, Financial Times)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lực hút các dòng vốn đầu tư
  • “Bốc thuốc” cho lãi suất
  • Bao giờ Trung Quốc nâng giá đồng nội tệ?
  • Vay nợ nước ngoài: Kinh nghiệm từ Iceland và Hy Lạp
  • Trôi nổi thị trường ngoại tệ - Pháp lệnh ngoại hối có vô can?
  • Thị trường chờ dỡ bỏ lãi suất trần
  • Sử dụng vốn tại Quỹ Tín dụng Trung ương thế nào?
  • Cuộc chiến tiền tệ Mỹ-Trung
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!