Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp “cố thủ”

Lãi suất cao sẽ là yếu tố tác động bên ngoài dội vào khiến tình trạng khó khăn của doanh nghiệp tăng theo cấp số nhân.

Chưa đầy hai tuần sau khi Ủy ban Tài chính thừa ủy quyền của Chính phủ công bố thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát và giảm sức ép cho tỉ giá, lãi suất ngân hàng (NH) đã biến động mạnh ngoài mức dự báo của giới chuyên môn.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ khó đạt lợi nhuận 20% để trả lãi vay ngân hàng.Trong ảnh: Sản xuất thực phẩm chế biến tại Công ty Việt Hương. Ảnh: TẤN THẠNH

Lợi nhuận tỉ lệ nghịch với lãi suất

Mặc dù các NH cam kết đồng thuận lãi suất huy động 12%/năm song trên thực tế, lãi suất huy động đã lập đỉnh 13,5%/năm vào chiều 19-11, chưa kể khuyến mãi. Đỉnh này được thiết lập bởi NH Thương mại CP Sài Gòn - Hà Nội khi quyết định điều chỉnh lãi suất tiết kiệm bậc thang tăng lên 13,5%/năm cho các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 13 tháng.

Lãi suất cho vay cũng đồng loạt đẩy lên 16%-19%/năm vào thời điểm gần Tết Nguyên đán khiến nhiều doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN vừa và nhỏ, lâm vào cảnh khó khăn. Từ trạng thái không tiếp cận được nguồn vốn vay vì không phải đối tượng được ưu tiên, các DN vừa và nhỏ chuyển sang trạng thái có vốn mà không dám vay vì quá đắt, không có khả năng trả được lãi.

Đại diện một DN vừa và nhỏ hoạt động lâu năm trong ngành in ở Hà Nội than thở: Mấy tháng trước, lãi suất 12%/năm cộng chút đỉnh phí thành hơn 13%/năm, DN còn hoạt động cầm chừng để giữ mối trên thị trường. Nhưng lãi suất tănglên 16%-19% là quá sức chịu đựng. Trong hoàn cảnh kinh tế mới hồi phục như hiện nay, DN khó có thể đạt lợi nhuận 20% để trả lãi vốn vay cao như vậy.

Năm 2008 đã từng có thời điểm lãi suất huy động tăng từng giờ rồi đạt đỉnh cao 20%/năm. Nhưng mức huy động này chỉ được thực hiện chớp nhoáng trong vài giờ bởi sau đó có sự can thiệp cần thiết của NH Nhà nước. Cùng với đợt tăng phi mã này và đỉnh cao là suy thoái kinh tế năm 2008, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định đó là quá trình sàng lọc đối với cộng đồng DN, loại bỏ những “tế bào yếu” cho một cơ thể muốn phát triển khỏe mạnh. 

Vòng luẩn quẩn

Nhưng một số chuyên gia kinh tế khác lại cho rằng nếu sự sàng lọc này kéo dài và lặp đi lặp lại với những đợt tăng lãi suất mới sẽ đẩy cộng đồng DN đến chỗ phá sản, trước hết là DN vừa và nhỏ.

Hầu hết các DN hiện nay đều than phiền về khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức. Nghiên cứu của CIEM cũng chỉ rõ có đến 75% tổng số DN vừa và nhỏ của VN phải đi vay vốn từ nguồn phi chính thức với lãi suất có thể lên tới 5%-6%/tháng để tồn tại và phát triển. Từ hạn chế vốn, DN càng khó tìm được mặt bằng sản xuất và rơi vào vòng luẩn quẩn: Thiếu vốn không thể thuê, mua đất làm mặt bằng sản xuất và không có đất tức là không có tài sản thế chấp để vay vốn.

TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ, cho rằng mặt bằng lãi suất quá cao là trở ngại lớn đối với các DN vừa và nhỏ vì bản thân các DN này đã gặp nhiều khó khăn nội tại do trình độ phát triển, quá trình tích tụ còn nhiều hạn chế. Tình trạng này sẽ khiến các DN rút vào cố thủ, không phát triển sản xuất - kinh doanh để tránh những rủi ro lớn có thể gặp phải. Và như vậy sẽ ảnh hưởng đến giải quyết công ăn việc làm trong xã hội và tăng trưởng kinh tế nói chung.

Theo một nghiên cứu mới công bố của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), hạn chế đầu tiên và lớn nhất của các DN vừa và nhỏ là quy mô nhỏ, vốn ít, do đó thường lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng mỗi khi muốn mở rộng thị trường, nâng cấp thiết bị, đầu tư công nghệ mới để tăng năng suất lao động.

(Theo Phương Anh/nld online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Năm 2011: 'Sốt' nhà đất sẽ tái phát?
  • Hoãn tăng vốn pháp định ngân hàng: Được và ‘mất’?
  • Rót tiền đầu tư mặt bằng bán lẻ liệu có “ngon ăn”?
  • Standard & Poor’s cảnh báo về nợ của Vinashin
  • TPHCM - Chương trình nhà ở tái định cư : Bài 1 Nhiều tín hiệu vui
  • TPHCM - Chương trình nhà ở tái định cư: Bài 2: Xã hội hóa đầu tư
  • Đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Hà Nội: Chậm, vướng vì cơ chế chưa thông
  • Chiêu bẩn trên thương trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!