Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp “hụt hơi” với tỷ giá

Các doanh nghiệp vừa phải xoay xở trước việc tăng tỷ giá, vừa phải đối phó với lãi suất ngân hàng tăng cao vì hai “gánh nặng” này đang “ăn” gần hết lợi nhuận của họ.

Suốt một tuần qua, ông Cao Văn Triều - Giám đốc Công ty TNHH Ruby, một công ty chuyên nhập khẩu thức ăn tinh và thuốc thú y “đau đầu” cân đối giữa giá thành và chi phí nhằm đưa sản phẩm ra thị trường có mức giá hợp lý.

Khi hàng hóa của ông còn đang lênh đênh trên biển trước khi về đến Việt Nam, thì tỷ giá đã biến động mạnh, ngay lập tức ông mất gần 300 triệu đồng do sự điều chỉnh tỷ giá. “Tôi không bất ngờ về chuyện thay đổi tỷ giá nhưng việc tăng tỷ giá quá lớn làm đảo lộn mọi kế hoạch của công ty.

Chúng tôi ký hợp đồng trên nền tỷ giá cũ, giờ đây với giá mới thì cứ mỗi kg bán ra mất 1.000 đồng. Tăng giá thì không được nhưng không tăng thì chẳng biết lấy khoản nào đắp vào phần bù lỗ này” - ông Triều lo lắng. Cuối cùng, ông quyết định chịu lỗ để giữ uy tín với khách hàng.

Bà Nguyễn Thị Lê Hồng - thành viên Hội đồng quản trị Công ty Proconco cho biết, là doanh nghiệp chuyên nhập khẩu thức ăn chăn nuôi nên nhu cầu sử dụng USD rất lớn. Với quyết định điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước vừa rồi, buộc công ty phải xem xét lại kế hoạch kinh doanh trong năm 2011, chưa kể phải hủy nhiều hợp đồng mua hàng để cân đối nguồn tiền và chi phí.

Theo ông Phùng Khôi Phục - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (DOFICO), để giảm thiểu rủi ro tỷ giá trong năm 2011, sẽ đàm phán với các nhà cung cấp, người mua hàng, mỗi bên chịu thiệt một chút để giữ ổn định giá sản phẩm. Việc thanh toán hàng nhập khẩu sẽ theo cơ chế linh hoạt hơn, có nghĩa là yêu cầu đối tác chấp nhận thanh toán bằng đồng ngoại tệ khác hoặc bằng tiền đồng Việt Nam.

Theo TS.Trần Hoàng Ngân - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, các doanh nghiệp cần tránh phụ thuộc quá nhiều vào USD mà nên thanh toán bằng chính đồng tiền của nước có giao dịch, hoặc thuyết phục họ chấp nhận đồng Việt Nam là có lợi hơn cả. Các doanh nghiệp nên sớm thành lập bộ phận chuyên trách theo dõi tỷ giá trên thị trường tiền tệ hoặc trích ngân sách dự phòng biến động tỷ giá nhằm hạn chế rủi ro.

(Dân Việt)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tỷ giá chênh lệch, ngân hàng cũng khó
  • USD vẫn là đồng tiền số 1?
  • Ngoại tệ vẫn chưa bớt căng thẳng
  • Doanh nghiệp giật gấu vá vai
  • Mặt bằng giá mới sẽ hình thành cuối quý hai?
  • Vẫn nhức nhối chuyện quản lý đất đai
  • Kịch bản tốt nhất…
  • Thanh khoản đồng USD chưa bớt căng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!