Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tỷ giá chênh lệch, ngân hàng cũng khó

Những ngày gần đây thị trường nổi lên thông tin các NHTM bán USD vượt giá trần, nhiều chuyên gia nói phải phạt nặng đối với những ngân hàng không tuân thủ theo giá niêm yết. Trong khi đó, NHTM kêu khó giao dịch theo giá niêm yết do thị trường tự do chuyển động quá nhanh.

Lãnh đạo một số ngân hàng cho rằng, khó khăn ngoại tệ không chỉ nằm ở phía doanh nghiệp, nguyên do nguồn cung ngoại tệ trong ngân hàng cũng không dễ dàng trong thời điểm này. Ngân hàng không muốn giao dịch vượt giá trần do phải hạch toán sổ sách rất khó khăn phức tạp. Nguyên nhân do thực tế chênh lệch tỷ giá chính thức và thị trường chợ đen lên đến 1.500 đồng/USD, nạn găm giữ USD quay lại và ngân hàng cũng khó có thể mua được ngoại tệ theo tỷ giá niêm yết. Nhiều doanh nghiệp có USD bán ra thị trường hưởng chênh lệch, trong khi chính những doanh nghiệp này đã sử dụng vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu. Nhưng ngân hàng cũng không có cách gì buộc doanh nghiệp phải bán USD, do quy định không cho phép mà chỉ biết kêu gọi! Song  lời kêu gọi không ngăn được nạn găm giữ và tệ hại hơn doanh nghiệp biến báo số ngoại tệ trong tài khoản bằng nhiều hình thức để kiếm lời ngoài chợ đen. Từ đó, càng tạo thêm áp lực cho người dân và tâm lý kỳ vọng tỷ giá tăng càng được đẩy lên, làm cho giá USD tiền mặt tuần qua có thời điểm lên đến 22.500 đồng/USD.

Do không mua được ngoại tệ theo tỷ giá niêm yết nên ngân hàng cũng khó có thể bán cho doanh nghiệp theo giá niêm yết mà buộc doanh nghiệp mua một ngoại tệ khác, sau đó bán ngoại tệ vừa mua để mua USD theo tỷ giá quốc tế với loại ngoại tệ khác đó. Hình thức giao dịch như thế này thử hỏi cơ quan chức năng nào bắt được họ bán USD vượt trần, dù rằng để có ngoại tệ, doanh nghiệp có thời điểm phải trả thêm gần 10% phí mua/bán loại tiền tệ thứ 3. Không dừng lại ở việc mua bán vòng vèo để lách quy định bán vượt giá trần USD niêm yết. Thế nhưng điều đáng nói là giữa lúc thị trường đang căng thẳng, giá USD tiền mặt ngoài thị trường tự do tăng từng ngày, lãnh đạo một doanh nghiệp nhà nước thường được ưu tiên mua ngoại tệ nhất lại tung tin không mua được USD để nhập khẩu. Giá USD trên thị trường tự do càng trở nên hỗn loạn, ảnh hưởng đáng kể đến mục tiêu ổn định tỷ giá, ổn định thị trường ngoại hối của các cơ quan chức năng.

Khi thị trường tự do chênh lệch hơn 8% so với giá bán USD trong ngân hàng lập tức tác động vào ngoại tệ giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Một lãnh đạo NHTMCP tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, USD giao dịch trên thị trường hai trong tuần qua có lúc lên đến 21.500-21.700 đồng/USD mua và bán. Thực tế thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thực chất là thị trường thỏa thuận giữa các ngân hàng, và khi thị trường tự do biến động những ngân hàng có thế mạnh về ngoại tệ không bỏ lỡ cơ hội về giá. Một số ngân hàng lớn mua được ngoại tệ giá rẻ của ngân hàng nhỏ trong thời điểm thiếu thanh khoản trước Tết sẵn sàng quay trở lại bán lại cho những ngân hàng nào cần USD. Lãnh đạo một ngân hàng lớn có thế mạnh ngoại tệ phân bua, nguồn USD trong ngân hàng ông từ tháng 1/2011 đến nay chủ yếu huy động mà có, nên chỉ có thể cho vay ngoại tệ không thể bán đứt cho doanh nghiệp. Bởi ngân hàng cũng phải giữ các chỉ số an toàn về trạng thái ngoại hối và hiệu quả hoạt động kinh doanh vốn ngoại tệ.

Phần lớn những ngân hàng nhỏ mua USD giá cao trên thị trường hai trong những ngày gần đây để bù đắp trạng thái ngoại hối do người dân bắt đầu rút tiền gửi ngoại tệ để bán USD khi kỳ vọng đã lên tột đỉnh. Giá USD tự do đã giảm nhiệt do  Chính phủ đang chuẩn bị một gói giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô bình ổn tỷ giá và lãi suất trong năm 2011. Sự kỳ vọng tạm lắng làm giá USD tiền mặt trên thị trường tự do từ đầu tuần đến nay liên tục xuống thang, ngày 22/2 các tiệm vàng tại TP. Hồ Chí Minh mua vào bán ra chỉ còn 22.000/22.130 đồng/USD (giảm 400-500 đồng/USD so với cuối tuần trước. Trong khi tỷ giá bình quân liên ngân hàng giảm 5 đồng/USD so với ngày trước đó, giá bán USD trong các NHTM đồng loạt niêm yết ở mức 20.885 đồng/USD. Giao dịch USD trên thị trường liên ngân hàng cũng tạm lắng, đầu giờ sáng hoạt động thu đổi USD trên thị trường tự do thưa thớt.

Một chuyên gia ngân hàng bình luận, theo thông lệ đầu năm nhu cầu ngoại tệ không lớn như thời điểm cuối năm, nếu tỷ giá ổn định trở lại doanh nghiệp ôm USD sẽ đối mặt với rủi ro. Tuy nhiên, trong dài hạn các cơ quan hữu quan cần thu hẹp trạng thái ngoại hối như đang quy định là 30% để nguồn cung ngoại tệ dồi dào cho thị trường.

(SBV)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Doanh nghiệp “hụt hơi” với tỷ giá
  • USD vẫn là đồng tiền số 1?
  • Ngoại tệ vẫn chưa bớt căng thẳng
  • Doanh nghiệp giật gấu vá vai
  • Mặt bằng giá mới sẽ hình thành cuối quý hai?
  • Vẫn nhức nhối chuyện quản lý đất đai
  • Kịch bản tốt nhất…
  • Thanh khoản đồng USD chưa bớt căng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!