Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đừng tuyên chiến với FED

FED có hạn mức tín dụng lớn hơn chúng ta. Việc USD rớt giá hay mất giá chưa thể xảy ra nhanh.

Axel Merk của Quỹ đầu tư Merk Investments, người được biết đến với quan điểm đồng USD sẽ sụt giảm, cho biết: “ Nếu FED muốn phá giá USD, thì chúng ta có thể xem xét làm theo những gì các ngân hàng Trung ương làm: đa dạng hóa rổ tiền tệ”.

Thực sự, một trong những lý do chính khiến đồng USD chịu nhiều sức ép trong thời gian gần đây là do các ngân hàng Trung ương, nhất là ở châu Á tiến hành đa dạng hóa dự trữ ngoại hối bằng cách bổ sung các loại tiền tệ khác ngoại trừ USD.

Các nhà quản lý quỹ dự trữ vốn vẫn tích trữ USD nhằm mục đích hạn chế đà tăng giá nội tệ nước mình.

Nhưng nếu Cục dự trữ liên bang Mỹ FED thực sự cố gắng phá giá USD, thì điều này sẽ cần phải suy nghĩ lại. Bất chấp triển vọng dòng tiền USD rẻ đang ồ ạt chảy vào các thị trường, đồng USD đã phục hồi kể từ khi FED quyết định tung tiền mua trái phiếu vào tuần trước.

Dự đoán trước đây rằng lần nới lỏng định lượng lần hai, được biết đến với tên gọi QE2, nhằm kích thích kinh tế Mỹ sớm diễn ra đã đẩy giá USD giảm mạnh trong suốt mùa hè và đầu mùa thu. Chỉ số USD đo sức khỏe của đồng bạc xanh với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt giảm hơn 10% kể từ mức đỉnh hồi tháng 8/2010.

Tuy nhiên, sau khi FED công bố kế hoạch mua trái phiếu 600 tỷ USD, đồng USD phục hồi và tăng hơn 3%.

Lo ngại nợ công khu vực đồng Euro quay trở lại cũng có vai trò nhất định. Các nhà quản lý quỹ căng thẳng và bán ra Euro và đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ các nước châu Âu có nền kinh tế suy yếu lên cao trong tuần này, khiến đồng USD được hỗ trợ tăng.

Nhưng một số nhà kinh tế và chiến lược gia bắt đầu đặt câu hỏi về quan điểm rằng động thái tăng cung USD và giữ lãi suất thấp của FED sẽ dẫn đến sự sụt giảm sâu hơn của đồng USD.

Một cựu quan chức chính phủ Mỹ cho rằng, sự suy xét thông thường rằng đồng USD sẽ suy yếu vì đợt nới lỏng định lượng là không thuyết phục.

Với một số người, sự phục hồi của đồng USD chẳng khác gì ví dụ cho việc mua theo tin đồn và bán theo sự thật. Với một số khác, quy mô của QE2 đã được dự đoán trước đó rất lâu và thực sự quy mô thấp hơn kỳ vọng khi được công bố.

Trong bất cứ trường hợp nào thì tuần vừa rồi cũng là tuần nhắc nhở những diễn biến nhỏ của đồng nội tệ có thể ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Mỹ.

Ông Sun Bae Kim, cựu trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế thuộc Goldman Sachs châu Á cho rằng, rất nguy hiểm khi giả định rằng nếu đồng nội tệ mạnh thì nền kinh tế cũng phải mạnh.

Trong trường hợp của đồng USD, đồng tiền vẫn được coi là công cụ dự trữ của thế giới, những cú sốc làm yếu USD vẫn có thể khiến giá trị đồng tiền này tăng.

Theo ông Kim, một phần lý do khiến USD phục hồi là do những người tham gia thị trường tiến hành cái gọi là các giao dịch kinh doanh chênh lệch lãi suất. Trong đó, người ta vay các loại tiền có lãi suất thấp và đầu tư vào các tài sản có lợi suất cao để hưởng chênh lệch.

Một lý thuyết nữa được xem xét là sự lạc quan vào tiềm năng tăng trưởng kinh tế Mỹ có thể thay thế lo ngại về sự phá giá của đồng nội tệ. Nói cách khác, USD có thể tăng giá do kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ phục hồi nhờ cú kích thích của FED.

Tuy nhiên, theo Geoffrey Yu, chiến lược gia ngoại hối của UBS, để điều này xảy ra, các nhà đầu tư cần phải được thuyết phục rằng phục hồi đang trên đà và họ phải ngừng gửi tiền ra đầu tư ở nước ngoài – một xu hướng phổ biến trong những tháng qua.

Mọi việc sẽ còn phụ thuộc vào phản ứng của FED với những dấu hiệu phục hồi kinh tế. Nếu FED thấy kinh tế Mỹ đang dần phục hồi và rằng QE2 có thể giảm dần, thì các nhà đầu tư sẽ bớt lo lắng về nguy cơ USD rớt giá và sẵn sàng dùng tiền đầu tư các tài sản của Mỹ.

Sau nhiều tuần bán ra, các quỹ đầu cơ đã bắt đầu mua USD. Nếu khủng hoảng nợ châu Âu nghiêm trọng hơn, và có nhiều nước mới nổi áp dụng kiểm soát vốn để hạn chế dòng vốn đầu cơ hơn, thì đồng USD thậm chí có thể tăng cao hơn.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lạm phát hay giảm phát?
  • Hiệu ứng kép lên thị trường vàng
  • Loay hoay từ chiến lược tới nhân sự
  • ‘Cơn điên’ của vàng: Đồng lõa của nhiều nguyên nhân
  • Tìm lời giải cho bài toán cơ sở hạ tầng (Bài 2)
  • Ngại rót vốn vào hạ tầng
  • Siết quản lý không chỉ với vàng
  • Quan điểm đầu tư dưới góc nhìn của Daiwa, Prudential và CNAW
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!