Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

FED quyết định số phận đồng USD?

Trước biểu hiện yếu của đồng USD trong thời gian gần đây, cuối cùng Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng phải ra mặt tái khẳng định Mỹ sẽ cam kết tiếp tục duy trì đồng USD mạnh, sẽ không phá giá đồng USD để đổi lấy ưu thế trong thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa.

Tuy nhiên, thị trường lại cho rằng, bất luận là đảo chiều hay tiếp tục chạm đáy, đồng USD vẫn cần để ý sắc mặt của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED. Nhưng về lâu dài, tình hình đồng USD yếu sẽ khó mà thay đổi.

Chính phủ vui khi đồng USD yếu?

Gần đây, thị trường chứng khoán Mỹ luôn lập mốc cao, nhưng đồng USD lại rớt liên tiếp, trong khi đó chính phủ Mỹ bình tĩnh một cách bất thường. Thị trường bắt đầu nghi ngờ, chính phủ Mỹ có thể đã từ bỏ chính sách đồng USD mạnh. Hôm 26/4, khi tham dự một hoạt động tại New York, ông Geithner cho biết, đồng USD mạnh phù hợp với lợi ích nước Mỹ, tuyệt đối sẽ không cố ý để đồng USD mất giá nhằm đổi lấy lợi ích kinh tế. Đây là lần đầu tiên trong năm nay ông Geithner công khai khẳng định chính sách đồng USD mạnh.

Lời tuyên bố của ông Geithner đã giải đáp cho những dự đoán tỷ giá USD sẽ tiếp tục sụt giảm của thị trường, đồng thời còn muốn xóa bỏ sự lo lắng của nhà đầu tư về viễn cảnh tăng trưởng kinh tế Mỹ. Ông Trewman – chuyên viên nghiên cứu lâu năm của Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson, cựu quan chức tại Bộ Tài chính Mỹ và FED cũng cho rằng, lời khẳng định của ông Geithner đã phản ánh lập trường chính sách tiền tệ kiên trì đồng USD mạnh của chính phủ Mỹ.

Tuy nhiên, thị trường lại không coi trọng tuyên bố của ông Geithner. Trong phiên giao dịch tại châu Á ngày hôm qua (27/4), trạng thái đồng USD không thay đổi, chỉ số USD bỗng giảm xuống dưới mốc 73,5, lại thiết lập mốc thấp mới trong gần 2 năm qua. Từ đầu năm tới nay, chỉ số USD tổng cộng đã sụt giảm hơn 6%. Có nhà phân tích cho rằng, ông Geithner chỉ là “nói một đằng làm một nẻo”, các quan chức chính phủ Mỹ không thể thay đổi chiều hướng yếu của đồng USD, chỉ có thể dựa vào ngôn ngữ để biểu đạt mà thôi.

Ngoài ra, Bộ trưởng Tài chính Mỹ còn cho rằng, giá dầu cao trong thời gian ngắn là một thách thức lớn mà kinh tế Mỹ đang phải đương đầu, nhưng tạm thời không đủ xoay chuyển chiều hướng phục hồi kinh tế. Vấn đề thâm hụt mà chính phủ đang đối mặt là vấn đề tài chính nghiêm trọng nhất mà chính phủ Mỹ phải đương đầu trong mấy chục năm qua, hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa đều nên nhận thức được rằng, thâm hụt tài chính tiếp tục gia tăng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tăng trưởng kinh tế Mỹ, họ cũng ý thức được tầm quan trọng của việc hạ thấp thâm hụt ngân sách.

Bernanke quyết định số phận đồng USD?

Năm ngoái, FED bắt đầu thực thi chương trình nới lỏng định lượng thứ hai QE2, ngoài việc tránh để Mỹ rơi vào giảm phát và khơi dậy niềm tin cho nhà đầu tư, mục đích chính sách khác của FED là để đồng USD mất giá, kích thích Mỹ xuất khẩu nhằm lôi kéo kích tế phục hồi.

Chương trình QE2 sắp kết thúc, liệu FED có lại tung ra QE3 hay không đang trở thành tâm điểm chú ý toàn cầu. Theo một vài nhà phân tích, FED sẽ hoàn tất QE2 theo đúng kế hoạch. Trong khi đó, FED có thể sửa đổi tuyên bố sau cuộc họp, hủy bỏ cam kết “duy trì chính sách lãi suất 0%” trong thời gian khá dài. Số liệu mà thị trường tiền tệ quốc tế Chicago công bố cho thấy, các nhà đầu cơ vẫn đang sở hữu một lượng lớn đồng USD. Nếu FED ám chỉ trong tương lai sẽ thắt chặt tài chính, đồng USD có thể sẽ nhanh chóng đảo chiều, đồng thời thúc đẩy dòng tiền nóng đổ về Mỹ, khiến thị trường tài chính của các nền kinh tế mới nổi biến động mạnh.

Thị trường coi lời tuyên bố sau hội nghị lãi suất FED và chủ tịch FED Bernenker trong buổi họp báo là “hy vọng” của đồng USD, nhưng có nhà quan sát thị trường cho rằng, cho dù FED không còn tung ra QE3, cũng không thể thay đổi tâm lý hạ giá đồng USD dài hạn của thị trường. Giám đốc Sàn giao dịch ngoại hối của Ngân hàng Paris (Pháp) tại Tokyo – ông Koichi Yoshikawa cho biết, có rất nhiều nhân tố khiến đồng USD sụt giảm, thị trường cũng quan tâm tới vấn đề nợ Mỹ, do Mỹ có thể chạm trần giới hạn nợ, nên tình trạng đồng USD yếu sẽ khó mà thay đổi được.

(Vitinfo)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Bảo hiểm tài chính: “tương lai xa”?
  • Tăng giá Nhân dân tệ có phải là kế hay?
  • 'Lật tẩy' chiêu bài 'lợi dụng' USD hóa của các 'ông nhỏ'
  • Nên nới lỏng chính sách tiền tệ
  • Thị trường ngoại tệ bắt đầu hạ "nhiệt"
  • Vàng - Bất động sản - chứng khoán: Bối rối chọn kênh đầu tư
  • Không có giải pháp mới, sẽ rất lãng phí!
  • Lạm phát từ chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!