Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng giá Nhân dân tệ có phải là kế hay?

 

Nhiều chuyên gia kinh tế Trung Quốc đều cho rằng, nếu không phải là đồng Nhân dân tệ (NDT) tăng giá, thì khoảng giữa năm 2005 – 2008, tình trạng giá cả leo thang của Trung Quốc còn nghiêm trọng hơn. Ít nhất, việc đồng NDT tăng 20% trong thời gian đó đã phát huy tác dụng kiềm chế nhất định cho lạm phát nhập khẩu.

Thực ra, đồng NDT tăng giá giúp giá cả hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn, điều này không cần bàn cãi. Nhưng, đây là một quan điểm ở trạng thái tĩnh. Nếu xét từ trạng thái động, vấn đề này lại phức tạp hơn nhiều.

Lấy một ví dụ. Từ năm 2005 – 2008, giá dầu mỏ từ mức 50USD/thùng, tăng lên 148USD/thùng, biên độ tăng xấp xỉ 300%. Khi đó, dư luận quốc tế cho rằng, đây là do “nhu cầu của Trung Quốc” gây ra, và lý do quan trọng nhất trong đó chính là: đồng NDT tăng giá đẩy nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tăng theo. Và thứ mà Trung Quốc thích mua nhất và cũng cần mua nhất chính là tài nguyên, cho nên chỉ cần “nhu cầu của Trung Quốc” cao, giá tài nguyên sẽ tăng, dầu mỏ bị tác động đầu tiên.

Nếu đồng NDT tăng giá trở thành cái cớ khiến các nhà đầu cơ quốc tế đẩy giá hàng hóa tăng lên, vậy đồng NDT càng tăng, giá hàng hóa thế giới sẽ càng cao. Vì thế, ý đồ thông qua việc tăng giá tiền tệ để kiềm chế lạm phát không chỉ uổng phí mà trái lại còn khiến Trung Quốc phải chi trả với giá thành cao hơn. Lần tăng giá dầu trước đó không hề đe dọa lợi ích của Mỹ, giá dầu cao rất có thể sẽ thật sự giành được sự toại nguyện của Ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley: Tăng tới 200USD/thùng.

Dùng biên độ tăng 20% để chống lại sự tăng giá 100% xem ra lợi bất cập hại. Nhớ lại lời nói của Bộ trưởng Tài chính Mỹ T. Geithner đã nói trước Ủy ban tài chính Thượng viện Mỹ hôm 16/2. Theo ông này: “Áp lực lạm phát của Trung Quốc càng tăng sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh của Mỹ. Bởi vì, nếu tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc cao hơn sự tiếp diễn hiện trạng của Mỹ, thì biên độ tăng giá thực tế của đồng NDT so với đồng USD trong một năm khoảng 10%, có thể sẽ còn cao hơn. Nếu tình hình này tiếp diễn, sự cân bằng tính cạnh tranh sẽ có sự chuyển biến to lớn theo hướng có lợi cho Mỹ.

Ông Geithner cho rằng, Trung Quốc đã tự hình thành sự phán đoán cho riêng mình, cùng với sự dịch chuyển của thời gian, ngoài việc để đồng NDT tăng giá, Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác. Bởi vì nếu không tăng giá, những rủi ro phải đối mặt có thể sẽ còn lớn hơn tỷ lệ lạm phát, khả năng Trung Quốc bị cuốn vào khủng hoảng tài chính sẽ càng lớn hơn.

Phải chăng Trung Quốc đã trúng “liên hoàn kế”?

Kế thứ nhất: Đồng Nhân dân tệ càng tăng giá, Trung Quốc càng dễ bị rơi vào bẫy “thuyết nhu cầu Trung Quốc”, giá cả hàng hóa càng dễ bị đẩy lên cao, khiến đồng NDT bất luận tăng giá thế nào cũng không thể thu được hiệu quả kìm chế giá cả, trái lại trên mức độ lớn hơn còn đẩy chi phí sản xuất của các doanh nghiệp thực thể Trung Quốc tăng cao hơn.

Kế thứ hai: Để ngăn chặn “thuyết nhu cầu Trung Quốc” chính phủ nước này ắt sẽ siết chặt nhu cầu nội địa, tạo điều kiện thắt chặt tiền tệ đúng vào lúc có thể từng bước đẩy đồng NDT tăng giá, dần dần đẩy giá hàng hóa tăng cao, khiến chi phí nguyên liệu và chi phí tài chính của các doanh nghiệp Trung Quốc tăng gấp đôi.

Cuối cùng sẽ như thế nào? Khi kinh tế Trung Quốc rơi vào suy thoái do khó gánh nổi chi phí, đồng NDT tăng giá hay mất giá? “Tiền nóng” đến hay chạy mất? Việc “bán khống Trung Quốc” liệu có trở thành hiện thực?

Hôm 18/4, ông Joseph Stiglitz, người đạt giải Nobel Kinh tế đã từng cảnh báo Trung Quốc rằng: “Tôi thà lo lắng về lạm phát còn hơn lo lắng trước sự phản ứng quá mức của chính phủ Trung Quốc về tình trạng lạm phát, bởi vì họ đưa ra nhiều quyết sách sai lầm. Tình hình thực tế thường là: Chính phủ tung ra các chính sách đối phó với lạm phát, nhưng lại càng khiến giá lao động, thực phẩm, dầu mỏ không ngừng tăng cao, lạm phát cũng theo đó trầm trọng theo”.

Hy vọng các học giả, quan chức Trung Quốc có thể lý giải được ý nghĩa sâu sắc của ông Stiglitz. Hôm 18/4, báo cáo nghiên cứu chuyên đề mà Viện nghiên cứu tài chính quốc tế thuộc Ngân hàng Trung Quốc công bố cho thấy: Do kinh tế đứng trước nhiều rủi ro, nên vật giá cũng đối mặt với nhiều rủi ro đi kèm, nguy cơ Trung Quốc bị đình trệ trong năm nay khá lớn. Trong tình cảnh đó, cường độ của các chính sách vĩ mô, việc nắm bắt thời cơ và tiết tấu sẽ quan trọng một cách bất thường. Tức là vừa phải ngăn chặn những chính sách không thích hợp, không đạt được mục tiêu dự báo, vừa phải ngăn chặn “sự điều chỉnh quá mức” của các chính sách, khiến nền kinh tế “hạ cánh cứng”.

 

(Báo Đất Việt)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • 'Lật tẩy' chiêu bài 'lợi dụng' USD hóa của các 'ông nhỏ'
  • Nên nới lỏng chính sách tiền tệ
  • Thị trường ngoại tệ bắt đầu hạ "nhiệt"
  • Vàng - Bất động sản - chứng khoán: Bối rối chọn kênh đầu tư
  • Không có giải pháp mới, sẽ rất lãng phí!
  • Lạm phát từ chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
  • Bóng ma suy thoái kép
  • 6 giải pháp cơ bản gia tăng nguồn cung ngoại tệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!