Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered : Thị trường ngân hàng Việt Nam rất trẻ


Bà Na-mi-ta Lan.

Theo lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đầu năm 2009, Việt Nam đã mở cửa thị trường bán lẻ. Ngân hàng Standard Chartered (SCB) của Anh - 100% vốn nước ngoài - đã không bỏ lỡ cơ hội này. Trao đổi với phóng viên báo Hànộimới, Giám đốc SCB tại Việt Nam Na-mi-ta Lan nhận định:

 

Ngân hàng bán lẻ là một hoạt động mới mẻ tại Việt Nam. Nếu như năm 2007, chỉ có 5% khách hàng có tài khoản ngân hàng thì chỉ trong 2 năm sau, số khách hàng có tài khoản tăng lên rất nhanh. Ở khu vực đô thị có từ 30% tới 40% lượng khách hàng có tài khoản ngân hàng. Số người dùng thẻ ngân hàng trong giao dịch tại Việt Nam cũng tăng tới 200%/năm. Trước năm 2000, Việt Nam chỉ có khoảng 2.000 thẻ tín dụng được phát hành thì bây giờ đã có khoảng từ 50 - 60 triệu thẻ. Tôi tin rằng, tốc độ phát triển này sẽ còn nhanh hơn nữa trong 5 năm tới.

 

Chúng tôi cho rằng, Việt Nam có một thị trường ngân hàng rất trẻ. Thứ nhất là lượng lao động trẻ, rất nhiều người từ nông thôn lên thành phố có nhu cầu mua nhà hoặc gửi tiền về gia đình và đây cũng là những khách hàng mà các ngân hàng bán lẻ quan tâm. Tiếp đó, việc nối mạng internet và sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam tăng nhanh cũng là điều kiện thuận lợi cho thị trường ngân hàng phát triển. Tốc độ phát triển trên lĩnh vực này của Việt Nam có thể so sánh với Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ.

 

Thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về thị trường, kết quả, đa số người dân muốn tiếp cận hệ thống ngân hàng ở nhiều kênh, nhiều hình thức khác nhau. Bởi vậy, khi triển khai hoạt động tại Việt Nam, thay vì mở rộng chi nhánh, chúng tôi đã thực hiện ngay hệ thống ngân hàng qua mạng và qua hệ thống tin nhắn (SMS). So sánh với các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài, có ý kiến cho rằng, SCB dường như chậm trong lĩnh vực mở rộng thị phần. Tuy nhiên, SCB luôn đặt niềm tin vào thị trường bán lẻ đầy tiềm năng này.

 

Hiện tại, chúng tôi hướng tới phục vụ người dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như vậy không có nghĩa là SCB không quan tâm tới thị trường ngân hàng bán buôn để thâm nhập vào thị trường vốn, trái phiếu, thị trường tài chính; đồng thời SCB kết hợp với Chính phủ Việt Nam để đưa các hoạt động tài chính của Việt Nam tiếp cận các hoạt động ngoại tệ toàn cầu.

 

Với tầm nhìn trung và dài hạn, chúng tôi luôn đặt niềm tin vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế Việt Nam. Đây là tiền đề quan trọng thúc đẩy việc cho vay tiêu dùng. Bởi vậy, SCB luôn cam kết đầu tư và phát triển tại Việt Nam. Để khẳng định điều này, chúng tôi vừa đưa ra sản phẩm mới: khoản vay tiêu dùng cá nhân. Theo đó, khách hàng khu vực Hà Nội sẽ có cơ hội vay 100 triệu đồng; khoản vay này được sử dụng cho mọi mục đích tiêu dùng cá nhân (ngoại trừ việc đầu tư cổ phiếu); thời hạn cho vay kéo dài tới 60 tháng. Cùng với đó là lãi suất cho vay cạnh tranh dựa vào hạn mức và kỳ hạn tín dụng; phương thức tính lãi suất cho vay hiệu quả dựa trên dư nợ giảm dần. Đặc biệt, không yêu cầu phải có người bảo lãnh hay ký quỹ, thủ tục đăng ký đơn giản, chỉ trong vòng 24 giờ.

(Theo Phương Nhi // Hanoimoi Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nguồn vốn đầu tư phát triển không suy giảm
  • Lãi suất tiết kiệm tưởng cao hoá thấp
  • Thận trọng tránh lạm phát cao quay trở lại
  • Siết tín dụng 'đè' lạm phát
  • Gửi tiết kiệm bằng VND hay USD?
  • Nợ xấu ngành ngân hàng Việt Nam ở mức 3%
  • Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Số liệu và thực tế
  • Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Kẻ đi, người ở
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!