Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thận trọng tránh lạm phát cao quay trở lại

Mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 2 con số trong năm 2009 tuy không quá khó khăn, song vẫn rất cần sự thận trọng trong điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô tránh để lạm phát cao quay trở lại trong khi nhiều vấn đề kinh tế-xã hội khác còn chưa được cải thiện đáng kể.

Lạm phát dưới 10% ?

Chính phủ đã trình Quốc hội giảm chỉ tiêu lạm phát đã được phê duyệt từ đầu năm cho năm 2009 xuống còn dưới 10% và đề ra mức phấn đấu là 7%.

Nhiều tổ chức cũng thống nhất với dự báo đến cuối năm 2009, mức lạm phát sẽ không vượt quá mức 10% , trong đó Ngân hàng Nhà nước dự báo từ 6-9%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo ở mức 7-8%, Ngân hàng Thế giới dự báo ở mức 8%...

Đây là nhận định được đưa ra tại Hội thảo "Phân tích diễn biến thị trường giá cả 6 tháng đầu năm và dự báo 6 tháng cuối năm 2009", do Viện nghiên cứu khoa học Thị trường giá cả (Bộ Tài chính) tổ chức tại Hà Nội, ngày 16/7.

Ông Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học Thị trường giá cả cho biết: việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 6 tháng đầu năm 2009 chỉ tăng 2,68% so với 12/2008 (bình quân 6 tháng tăng 10,27% so cùng kỳ 2008); trong đó,chỉ số giá lương thực tăng 0,59%, giá thực phẩm tăng 2,2%, giá ăn uống ngoài gia đình tăng 5,65%, giá nhà ở vật liệu xây dựng tăng 5,65% và giá phương tiện đi lai bưu điện tăng (-0,57%)... cho thấy một bức tranh tương phản hoàn toàn với nửa đầu năm 2008. Đây là một căn cứ quan trọng để tin tưởng CPI cả năm 2009 sẽ đứng ở 1 con số.

Tuy nhiên, do Việt Nam tiếp tục phải nhập khẩu với tỷ lệ lớn các nguyên nhiên liệu cơ bản nên áp lực tăng giá trong nước do giá thế giới tăng vẫn rất nặng nề, điển hình là giá xăng dầu. Hiện giá dầu thô trên thế giới đã xuống mức 60 USD/thùng và có thể duy trì ở mức thấp hơn do kinh tế toàn cầu chưa thể thoát ra khỏi khủng hoảng và phục hồi nhanh chóng.

Nếu giá dầu tiếp tục đứng ở mức thấp và cơ chế điều hành giá xăng dầu trong nước được hoàn thiện theo hướng thị trường tốt hơn nữa thì việc giảm giá bán xăng dầu trong nước có thể diễn ra và tác động tích cực tới khả năng kiềm chế lạm phát năm 2009 ở mức 1 con số.

Ngoài ra, các yếu tố trong nước như chính sách tiền tệ, tài khóa chuyển từ thắt chặt vào cuối năm 2008 sang nới lỏng linh hoạt, trong đó có tác động của gói cấp bù lãi suất... cũng sẽ tác động tới giá cả và lạm phát. Thêm vào đó là việc tăng giá điện, giá nước, có thể là tăng cả giá vận tải công cộng... trong nửa cuối năm 2009.

Theo ông Ánh, áp lực tăng giá nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất và sinh hoạt năm 2009 là có nhưng không tác động mạnh tới tăng CPI và lạm phát nói chung. Bên cạnh đó, do yếu tố tâm lý xã hội được cải thiện cũng khiến cho áp lực tăng sẽ không nhiều.

Bà Phan Thanh Hà, Phó vụ trưởng Vụ tài chính tiền tệ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, lạm phát 6 tháng cuối năm có xu hướng tăng; tuy nhiên, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là chính sách tiền tệ và tài chính của Chính phủ.

Chính phủ đã trình Quốc hội giảm chỉ tiêu lạm phát đã được phê duyệt từ đầu năm cho năm 2009 xuống còn dưới 10% và đề ra mức phấn đấu là 7%. Nhiều tổ chức cũng thống nhất với dự báo đến cuối năm 2009, mức lạm phát sẽ không vượt quá mức 10% , trong đó Ngân hàng Nhà nước dự báo từ 6-9%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo ở mức 7-8%, Ngân hàng Thế giới dự báo ở mức 8%...

Các nhà kinh tế khẳng định: Kiềm chế được lạm phát trong năm nay sẽ có tác động tích cực đến ổn định kinh tế xã hội, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chính sách kích thích kinh tế tài chính nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

(Theo TTXVN)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lãi suất tiết kiệm tưởng cao hoá thấp
  • Siết tín dụng 'đè' lạm phát
  • Gửi tiết kiệm bằng VND hay USD?
  • Nợ xấu ngành ngân hàng Việt Nam ở mức 3%
  • Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Số liệu và thực tế
  • Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Kẻ đi, người ở
  • Dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng: Ba vấn đề chưa rõ
  • Standard Chartered: Lạm phát ở Việt Nam không phải là mối đe dọa lớn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!