Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất tiết kiệm tưởng cao hoá thấp

Lãi suất tiết kiệm đã vượt 10%/năm nhưng số đông người gởi tiết kiệm khó thể với tới được.

Trong khi lãi suất cơ bản tiếp tục không thay đổi trong tháng 7, và trần lãi suất cho vay vẫn giữ ở mức tối đa 10,5%, thì một số ngân hàng tiếp tục nâng lãi suất huy động và tung ra các chương trình khuyến mãi.

Tuy nhiên, đây là những ngân hàng chỉ tăng nhẹ hoặc nằm im trong đợt tăng lãi suất tháng 5 đến nửa đầu tháng 6 nhằm chờ đợi động thái thị trường, chứ không phải điều chỉnh tăng dẫn dắt thị trường.

Hiện mức lãi suất cao nhất thị trường là 10,2%/năm của Việt Nam Tín Nghĩa ngân hàng, tiếp sau là các mức 10,1%/năm của ngân hàng Phát triển nhà TP.HCM, 10%/năm của ngân hàng Nam Việt, 9,6%/năm của ngân hàng Phương Đông…

Nhưng để hưởng được mức lãi suất 10%/năm, người gởi tiết kiệm phải gởi kỳ hạn 36 tháng. Đối với sản phẩm lãi suất bậc thang theo số tiền gởi thì tối thiểu phải đưa vào ngân hàng 2 – 3 tỉ đồng cũng với kỳ hạn 36 tháng. Hoặc tối thiểu số dư gởi tiết kiệm phải trên 500 triệu đồng, cộng với thẻ khách hàng thân thiết, người gởi mới được hưởng lãi suất nhỉnh hơn 9%/năm.

Kỳ hạn dài và món tiền gởi lớn là hai nút thắt cổ chai đối với đa số người gởi tiền tiết kiệm. Hơn nữa, không ít người điều hành ngân hàng biết rằng, người gởi tiền ở Việt Nam ít có thói quen gởi tiết kiệm kỳ hạn trên 1 năm; cũng như chỉ một nhóm nhỏ người khá giả mới có được khoản tiền gởi cả tỉ đồng. Ngoài ra, với tâm lý đề phòng lạm phát quay trở lại, chẳng bao nhiêu người chịu chọn kỳ hạn 36 tháng để hưởng được mức lãi suất này.

Ngân hàng Nhà nước thống kê, đến cuối tháng 6, lãi suất huy động bình quân đầu vào ở nhóm ngân hàng Nhà nước là 8%/năm kỳ hạn 12 tháng, 6 tháng được 7,85%/năm, 3 tháng được 7,99%/năm; nhóm ngân hàng cổ phần nhỉnh hơn với 8,53%/năm kỳ hạn 12 tháng, 6 tháng 8,3%/năm, 3 tháng có 7,99%/năm. Bình quân lãi suất huy động đầu vào là 8,2%, với những người có món tiền gởi dưới 100 triệu đồng, đây mới là mức lãi suất thực mà họ hưởng.

Ngoài ra, nếu lạm phát năm 2009 là 8 – 9,4% như dự báo, thì dù với mức lãi suất tiết kiệm cao 10%/năm, món tiền gởi tiết kiệm đến cuối năm cũng không sinh sôi nhiều, chưa kể đến là phải gởi trong 36 tháng. Trong khi, trước mắt, kênh đầu tư chứng khoán đã tăng 120% chỉ trong bốn tháng qua.

( Theo Hải Chi // SGTT Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thận trọng tránh lạm phát cao quay trở lại
  • Siết tín dụng 'đè' lạm phát
  • Gửi tiết kiệm bằng VND hay USD?
  • Nợ xấu ngành ngân hàng Việt Nam ở mức 3%
  • Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Số liệu và thực tế
  • Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Kẻ đi, người ở
  • Dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng: Ba vấn đề chưa rõ
  • Standard Chartered: Lạm phát ở Việt Nam không phải là mối đe dọa lớn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!