Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Siết tín dụng 'đè' lạm phát

Sau những động thái từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhiều NH thương mại đã siết lại tín dụng, nhất là mảng cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng…

Cho vay ở Ngân hàng VP Bank. Ảnh: Hồng Vĩnh

Những biện pháp trên được dự đoán là sẽ làm cho thị trường chứng khoán, bất động sản, hàng tiêu dùng khó khởi sắc như chờ đợi và dự đoán nhưng có thể giải được bài toán lạm phát…

Hạn ngạch cho tăng trưởng tín dụng còn thấp

Từ đầu tháng Bảy đến nay, nhiều khách hàng than thở vay tiền mua bất động sản hay tiêu dùng tại các NH đang khó dần cả về thủ tục lẫn số tiền được vay.

Nhiều NH đã tăng mức lương tối thiểu để vay tiêu dùng theo dạng tín chấp lên trên năm triệu đồng thay vì chấp nhận ba triệu như trước và dè dặt cho vay với khách chỉ có hộ khẩu thuộc diện KT3.

Có NH như Techcombank đã tạm dừng vay tiêu dùng tín chấp. Cho vay mua nhà, căn hộ cũng xét duyệt chặt chẽ hơn và định giá tài sản thế chấp xuống thấp để giảm rủi ro.

Ông Đàm Thế Thái, GĐ khối khách hàng cá nhân NH An Bình, cho hay, các NH luôn phải đảm bảo an toàn, nhất là trong trường hợp thị trường bất động sản biến động bất thường như vừa qua.

Riêng cho vay chứng khoán thì hầu hết các tổ chức tín dụng đã tạm dừng, còn các công ty chứng khoán cũng chấp hành lệnh của UBCKNN ngưng nghiệp vụ repo chứng khoán.

Theo đánh giá của TS Đinh Thế Hiển (Viện trưởng Viện Tin học Ứng dụng TPHCM) mức tăng dư nợ cho vay tiêu dùng là đáng lo ngại vì tăng quá nhanh trong thời gian khá ngắn. Nếu không hạn chế, đó sẽ là nguy cơ tiềm ẩn lạm phát cao.

Ông Lý Xuân Hải, Tổng GĐ NH ACB nhận định trích lập dự phòng cao, lãi suất đầu ra khó tăng và rủi ro tín dụng là những lý do chính để những NH như ACB kiểm soát chặt chẽ tín dụng trong thời gian tới, đồng nghĩa với giảm đà tăng tín dụng.

Còn Chủ tịch HĐQT một NH lớn thì quả quyết không giảm tín dụng không được bởi tỷ lệ tăng trưởng sáu tháng qua đã khá lớn và chủ trương chung là kìm lại.

Đầu tháng Bảy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu NHNN giảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 30 phần trăm xuống khoảng 25-27 phần trăm, điều hành tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 25 phần trăm nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm phần trăm, khống chế lạm phát ở mức một con số trong năm 2009.

Nếu thực hiện đúng chỉ đạo này thì hàng loạt NH có đà tăng trưởng tín dụng từ 15-20 phần trăm so với cuối năm 2008 chỉ còn hạn ngạch 5-10 phần trăm trong sáu tháng cuối năm 2009.

Tính chung toàn ngành NH, sáu tháng cuối năm, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chỉ còn tối đa 13 phần trăm. Điều này đồng nghĩa với tín dụng sẽ bị siết lại khá chặt và lợi nhuận của nhiều NH dựa vào tín dụng sẽ giảm mạnh so với nửa đầu năm 2009.

Lãnh đạo một NH thừa nhận phải chấp nhận mục tiêu trên không chỉ vì kiềm chế lạm phát mà còn vì sức khỏe của chính NH.

Tuy siết tín dụng, bớt cung tiền được xem là biện pháp chủ yếu hạn chế lạm phát, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, trong bối cảnh kích cầu, chống suy giảm kinh tế, thúc đẩy kinh tế sớm phục hồi, đây sẽ là nhiệm vụ rất khó khăn không riêng của ngành NH.

Đối mặt với lạm phát ngày càng tăng

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, GDP sáu tháng đầu năm tăng theo giá thực tế là 12,4 phần trăm trong khi cung tiền đã tăng tới 17 phần trăm so với cùng kỳ năm 2008.

Bên cạnh đó, hưởng ứng làn sóng kích cầu và tìm đầu ra cho dòng tiền ứ đọng, nhiều NH đã đẩy mạnh cho vay những lĩnh vực nhạy cảm với lạm phát.

Tính đến 30/6, dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán của các tổ chức tín dụng tăng 28,31 phần trăm so với cuối năm 2008.

Dư nợ cho vay đầu tư và kinh doanh bất động sản tăng 10,48 phần trăm so với cuối năm 2008, tăng khoảng 36.000 tỷ đồng so với cuối năm 2008. Dư nợ tăng chủ yếu tập trung vào hai tháng 5 và 6, trùng với thời điểm chứng khoán bùng nổ và bất động sản lên cơn sốt nhẹ.

Còn dư nợ cho vay tiêu dùng tính đến hết tháng 5/2009 là 85.000 tỷ đồng, tăng 11,6 phần trăm so với đầu năm 2008. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu khẳng định:

“Chủ trương của NHNN là kiểm soát chặt cung tiền. Chúng ta đang phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng trong sáu tháng cuối năm. Vì thế, những chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm cả chính sách tiền tệ sẽ phải được xem xét để giúp điều hành nền kinh tế một cách có hiệu quả”.  

(Theo Hà Phan // Tienphong Online)

Bài thuộc chuyên đề: Khủng hoảng kinh tế - Việc làm - Thất nghiệp

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Gửi tiết kiệm bằng VND hay USD?
  • Nợ xấu ngành ngân hàng Việt Nam ở mức 3%
  • Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Số liệu và thực tế
  • Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Kẻ đi, người ở
  • Dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng: Ba vấn đề chưa rõ
  • Standard Chartered: Lạm phát ở Việt Nam không phải là mối đe dọa lớn
  • Khủng hoảng tài chính và ý tưởng thành lập Quỹ Tiền tệ châu Á
  • Quan điểm của ADB: Việt Nam nên sớm kết thúc kích cầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!