Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giờ tính nhập khẩu than là chậm

Bể than sông Hồng: Cứu cánh cho điện Việt Nam.

Theo xác nhận của TKV, việc thiếu than cho sản xuất điện đã rõ, vậy nếu được khai thác than từ bể than đồng bằng sông Hồng, tình hình thiếu than cho các nhà máy điện sẽ thay đổi thế nào, thưa ông?

Với nhu cầu nhập khẩu tới 100 triệu tấn than trong 15 năm tới, việc đáp ứng của ngành than đối với phát triển nền kinh tế quốc dân phải nói là khó. Năm 2009, Vinacomin khai thác trên 40 triệu tấn. Chúng tôi cố gắng đến sau 2020 tăng gấp đôi sản lượng khai thác, lên 80 triệu tấn. Khi đó, khối lượng than cần nhập khẩu vẫn rất lớn.

Tính đến bài toán phát triển kinh tế đến năm 2020 phải nhập khẩu trên 100 triệu tấn than, chỉ tính với mức giá 120 USD một tấn như thời điểm hiện nay, liệu chúng ta có đủ khả năng bỏ ra một nguồn ngoại tệ rất lớn để nhập khẩu hay không. 

Nếu khai thác được bể than sông Hồng, bài toán nhập khẩu sẽ giảm đi rất nhiều. Hiện, Chính phủ đang xem xét báo cáo của Vinacomin xin phép được quy hoạch vùng, tiến tới thăm dò, khảo sát thử nghiệm đối với bể than đồng bằng sông Hồng.

Nếu làm quyết liệt, hy vọng sau năm đến bảy năm nữa, chúng ta sẽ có ít nhất một mỏ lấy được than từ bể than đồng bằng sông Hồng.

Từ 2020 mỗi năm Việt Nam sẽ phải nhập khẩu trên 100 triệu tấn than. Vậy vấn đề xuất khẩu của ngành than như thế nào? Tới đây có sự điều chỉnh gì để giảm bớt lượng nhập khẩu?

Tôi nghĩ chuyện xuất - nhập than là hết sức bình thường. Trong khi các nước họ nhập rất nhiều nhưng đồng thời vẫn xuất đi những loại than giá trị cao để nhập về những loại than nhiệt năng rẻ hơn.

Thế giới cũng khuyến cáo các nhà sản xuất không nên dùng than antraxit để đốt điện. Đây là sự lãng phí do than này chủ yếu dùng cho công nghiệp luyện kim và hóa chất.

Một tấn than antraxit xuất khẩu sang Nhật Bản giá bao giờ cũng cao gấp hai đến ba lần so với than dùng để chạy điện. Vậy tại sao chúng ta không tính đến bài toán hiệu quả là nhập về than nhiệt năng và xuất đi loại than có giá trị cao. Ở đây không chỉ hiệu quả cho Vinacomin mà hiệu quả cả trên bình diện quốc gia.

Nhưng việc nhập khẩu than đâu có dễ và giá không rẻ?

Như ở Nhật Bản, mỗi năm họ nhập trên 200 triệu tấn than. Đại diện tập đoàn EDF của Pháp cũng cho biết, lượng than trao đổi trên thế giới mỗi năm lên tới 800 đến 900 triệu tấn. Rõ ràng, do chưa tham gia thị trường này nên đối với chúng ta rất khó khăn. Nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Nhà nước và các tập đoàn cũng bắt tay vào làm thì bài toán nhập khẩu sẽ hết sức bình thường.

Chúng ta đang phải nhập khẩu một lượng xăng dầu, phân bón rất lớn nhưng vẫn làm được. Hiện, chúng tôi, kể cả EVN và PVN, đang cùng các đối tác thương thảo vấn đề nhập khẩu than, cũng như mua cổ phần ở các mỏ trên thế giới để đảm bảo việc nhập khẩu than cho nền kinh tế.

Ông cho rằng việc xuất nhập khẩu than là bình thường nhưng chúng ta có tài nguyên, sao không đầu tư công nghệ để khai thác nó dùng trong nước thay vì nhập khẩu?

Đây cũng là điều bức xúc của chúng tôi. Chúng ta còn nhớ, trong sách học, người ta đã vẽ từ than antraxit ra bao nhiêu thứ: dầu khí, điện cực… Nhưng đến thời điểm này, khoa học công nghệ của chúng ta chưa phát triển và chưa làm được điều đó. Đây chính là bức xúc của chúng tôi.

Các ông có tính đến hợp tác với nước ngoài để đầu tư công nghệ?

Chúng tôi đã tính bài toán như vậy. Ví dụ, như Nhật Bản, họ nhập than antraxit Hòn Gai của chúng ta về làm điện cực cho các nhà máy thép. Họ đã nâng thời gian sử dụng, ở các nước là 12 năm, của các lò thép lên tới 20 năm. Tuy nhiên, họ chỉ bán cho chúng ta sản phẩm đã chế tạo xong sau khi sử dụng than của mình chứ không muốn bàn giao công nghệ.

Vậy sao không để dành loại than này cho sản xuất thép trong nước mà lại xuất khẩu?

Hiện, nhu cầu của mình quá thấp.

Nhưng đến 2012 chúng ta phải nhập khẩu than?

Cái này hoàn toàn do quy hoạch của các ngành. Báo cáo của Viện Năng lượng hiện khác với Quy hoạch điện 6. Chúng ta đã đưa ra dự báo rất lớn về năng lượng... Chúng tôi phát triển quy hoạch của mình dựa trên nhu cầu về năng lượng, về than của đất nước, dựa trên quy hoạch ngành điện, xi măng, gốm xây dựng…

Việc đầu tư vào các mỏ than ở nước ngoài dường như chúng ta đang bị chậm chân?

Việc này đúng hoàn toàn. Giờ tính nhập khẩu than là chậm. Tôi đã có báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Công Thương là chúng ta đã quá muộn trong việc này. Chính phủ cần có sự chỉ đạo rất quyết liệt và tập trung thì chúng ta mới giải quyết được bài toán.

Cảm ơn ông!

(Tienphong )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nhìn lại bài toán lãi suất
  • Đầu tư sang Campuchia: Thời đã đến!
  • Vì sao “thắt” lãi suất tiền gửi USD của tổ chức?
  • Ngân hàng thương mại đối mặt với nhiều thách thức
  • Tại sao đồng USD không bị đe dọa bởi đà tăng của euro
  • Có hướng khơi thông dòng vốn
  • Tín dụng ngân hàng thận trọng trong tăng trưởng
  • 9 giải pháp cho thị trường bất động sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!