Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất cao có là áp lực?

Câu trả lời từ nhiều tổng giám đốc các NHTM khẳng định lãi suất cho vay cao chỉ là một tác nhân chiếm tỉ lệ nhỏ trong hoạt động của DN.

Thời gian gần đây có nhiều thông tin cho rằng lãi suất ngân hàng cao là nguyên nhân số một khiến hoạt động của doanh nghiệp (DN) không hiệu quả.

Cũng có nhiều DN bấu víu vào chuyện vay vốn với lãi suất cao để thanh minh, thanh nga cho sản xuất kinh doanh của đơn vị khó khăn, bế tắc.

Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc Ngân hàng Techcombank, trong thông điệp đầu năm khi gặp gỡ báo chí đã chia sẻ lãi suất chỉ chiếm 15%-20% trong cơ cấu giá thành sản phẩm của DN. Còn lại chi phí vào giá thành sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giá nguyên liệu đầu vào, chi phí marketing, nhân công… Vì thế, ông Vinh nói ổn định lãi suất và tỉ giá là chủ trương đúng của Chính phủ nhưng bảo hoạt động DN yếu kém mà đổ hết vào câu chuyện lãi suất cao là không chính xác.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng lãi suất cao không phải là rào cản lớn. Vì khi theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN niêm yết trên sàn vẫn có khá nhiều DN trong năm 2010 làm ăn hiệu quả.

Có nhiều DN giảm bớt chi phí khi cắt giảm nhân công, phát huy sáng kiến kỹ thuật, thậm chí thay đổi chiến lược đầu tư, quản trị… nên mang lại hiệu quả lớn trong sản xuất kinh doanh lớn.

Ở nhiều hội thảo quốc tế về mô hình kinh tế cũng cho rằng năm 2011 đòi hỏi các DN, nhất là DN nhỏ và vừa phải năng động, sáng tạo hơn, thậm chí tìm hướng đi riêng, tạo ra những khác biệt cũng không nằm ngoài vấn đề này.

Vì thế câu chuyện lãi suất cao từ việc thay đổi định hướng chính sách khi chọn ổn định kinh tế vĩ mô làm trọng tâm sẽ không phải là rào cản quá lớn đối với DN. Giảm lãi suất là xu hướng tất yếu nhưng than khó về vấn đề này trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới biến động thì chính là quản trị của DN có vấn đề và đang tụt lùi.

(Pháp luật TP HCM)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Ngân hàng lãi lớn, chuyên gia nói gì?
  • Tăng trưởng và lạm phát
  • Tiền Trung Quốc yếu gây thiệt đơn, hại kép
  • FDI vào bất động sản: Đừng vội kết luậnSửa
  • Xúc tiến đầu tư: Tốn sức, chưa hiệu quả
  • Sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ: Hầu hết dự án tăng mức đầu tư
  • 2011: Lạc quan và thách thức
  • Vốn cho thị trường bất động sản: Đâu là giải pháp?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!