Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lạm phát của khu vực châu Á sẽ không đến mức phi mã

Chủ tịch ADB cho rằng, các nước châu Á sẽ thành công trong kiểm soát lạm phát. Các chính sách được đưa ra hiện nay khá kịp thời và phù hợp.  

Chủ tịch H. Kuroda đã có buổi họp báo ngay sau khi kết thúc Hội nghị thường niên lần thứ 44 của ADB, tối 6/5.

Theo ông H. Kuroda, Hội nghị lần này ghi nhận sự quan tâm của thế giới đối với khu vực châu Á. Bằng chứng là có gần 4.000 đại biểu dự Hội nghị. Các vấn đề chính tại Hội nghị năm nay được các Thống đốc, Bộ trưởng tài chính và các chuyên gia kinh tế quan tâm thảo luận gồm: giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, cơ sở hạ tầng và khả năng liên kết, biến đổi khí hậu, cũng như làm thế nào để châu Á – Thái Bình Dương có thể đảm bảo được một tương lai thịnh vượng trong những thập kỷ tới.

Giá hàng hóa tăng cao kỷ lục hiện đang đẩy hàng triệu người quay lại dưới ngưỡng nghèo đói1,25 USD/ngày. Trong khi đó, việc sử dụng năng lượng ngày càng tăng ở châu Á – Thái Bình Dương đang làm trầm trọng hơn vấn đề phát thải các bon của khu vực. Những vấn đề này, cùng với các vấn đề kinh tế và dân số khác, cần phải được giải quyết nếu muốn cải thiện sinh kế của 3,3 tỷ người tại các quốc gia đang phát triển thuộc châu Á trong trung và dài hạn.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về các chính sách kiềm chế lạm phát hiện nay của một số nước trong khu vực châu Á, ông H. Kuroda cho rằng, các chính sách này được đưa ra kịp thời. Và bày tỏ tin tưởng: “Tôi không nghĩ lạm phát của khu vực sẽ leo thang đến mức phi mã. Sự linh hoạt tỷ giá hối đoái có thể giảm áp lực lạm phát từ các nền kinh tế bên ngoài”.

Bình luận về các giải pháp mà Việt Nam đang áp dụng để kiềm chế lạm phát, ông H. Kuroda bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ thành công: “Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một Nghị quyết gồm 6 điểm để kiềm chế lạm phát, trong đó có việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn nên dễ bị tác động từ bên ngoài”.

Về các lĩnh vực mà ADB quan tâm đầu tư trong thời gian tới, ông H. Kuroda cho biết: “Cách đây vài năm, ADB đã thông qua sáng kiến về năng lượng xanh, sau đó các nội dung này đã được bổ sung và mở rộng thêm. Chúng tôi đã đầu tư khoảng 2 tỷ USD cho vấn đề này trong khu vực để phát triển năng lượng sạch, sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo”./.

(VOVNews)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lý giải vàng ngoại tăng 'hừng hực', vàng nội 'ỉu xìu xìu'?
  • Lạm phát phần lớn do yếu tố chủ quan
  • Thắt chặt tiền tệ: Đã quá đủ
  • Ngân hàng "sợ niêm yết"
  • Tăng lãi suất chủ chốt: Một tên trúng hai đích?
  • Đồng EUR: Công lao không dễ xóa nhòa!
  • Trần lãi suất 14% không đủ bù lạm phát?
  • Chuyển USD sang VND: Phản ứng nhất thời của thị trường!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!