Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lý giải vàng ngoại tăng 'hừng hực', vàng nội 'ỉu xìu xìu'?

Giá vàng thế giới đang trở thành “con ngựa bất kham” khi liên tiếp lập “đỉnh” trong lịch sử. Đêm qua đã là phiên thứ 9 trong 10 phiên giao dịch gần đây nhất giá kim loại quý vọt lên mốc kỷ lục.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước bất ngờ tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng qua. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế quý I của nước này cũng được thông báo là thấp hơn dự đoán. Những thông tin bi quan đã khiến giới đầu tư e ngại tình hình lạm phát sẽ leo tháng và do đó quay sang tích trữ vàng, đẩy giá kim loại quý tăng vọt và lập mốc cao mới trong thời đại.

Giá vàng trong nước vẫn im lìm, bất chấp giá thế giới tăng mạnh.


Chốt phiên, giá vàng giao tháng 6 tăng 19,4 USD, tức 1,3% lên 1.536,50 USD một ounce. Giá vàng giao ngay cũng tăng 9,4 USD lên 1.535,80 USD.

Trong khi đó, nhân tố thúc đẩy giá vàng tăng mạnh chính là sự “thất thế” của đồng USD. Phiên giao dịch đêm qua, chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, giảm xuống 73,114 điểm từ mức 73,284 điểm trong phiên giao dịch trước đó.

Tuy giá thế giới đang tăng rất mạnh nhưng giá vàng trong nước vẫn tỏ ra im lìm. Lúc 9h sáng nay, giá giao dịch vẫn chưa thay đổi nhiều so với chốt ngày hôm qua. Giá vàng SJC thời điểm này đang niêm yết ở mức 37,56 – 37,63 triệu đồng một lượng tại TP HCM và 37,56 – 37,65 triệu đồng tại Hà Nội. Sáng qua, mỗi lượng vàng trong nước đã tăng “nóng”, khoảng gần 300.000 đồng một lượng, lên mức 37,74 triệu đồng trước xu thế tăng “hừng hực” của giá thế giới. Tuy nhiên, chỉ sau đó không lâu, đến đầu giờ chiều thì xu thế đảo chiều đã diễn ra. Giá kim loại quý nhanh chóng quay đầu giảm khá mạnh và chốt ngày ở mức từ 37,59 đến 37,63 triệu đồng một lượng (giá bán).
 
Nguyên nhân khiến giá vàng “lình xình” và đang cách giá thế giới rất xa được cho là do giá USD trong nước liên tiếp rớt thảm hại. Hôm nay, giá USD tại các ngân hàng thương mại tuy đã cao hơn chút ít so với sáng qua nhưng vẫn ở mức rất thấp và cách khá xa giá trần mà Ngân hàng Nhà nước công bố. Hiện, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đang là 20.698 đồng một USD, giá trần Ngân hàng Nhà nước công bố là 20.905 đồng. Trong khi đó, giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại phổ biến ở mức 20.495 – 20.595 đồng một USD (mua – bán).

Lê Thịnh// Báo Đất Việt

 

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lạm phát phần lớn do yếu tố chủ quan
  • Thắt chặt tiền tệ: Đã quá đủ
  • Ngân hàng "sợ niêm yết"
  • Tăng lãi suất chủ chốt: Một tên trúng hai đích?
  • Đồng EUR: Công lao không dễ xóa nhòa!
  • Trần lãi suất 14% không đủ bù lạm phát?
  • Chuyển USD sang VND: Phản ứng nhất thời của thị trường!
  • USD tăng giá nhưng người Mỹ chưa hết lo?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!