Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế châu Âu đang chậm lại

Những mối quan ngại về sự phục hồi của châu Âu đã tăng lên khi hôm thứ ba Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh bày tỏ sự bi quan của mình đối với nền kinh tế châu Âu và những dấu hiệu cho thấy sự đi xuống của nền kinh tế Đức.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh phát biểu trước ủy ban Quốc hội rằng : “Sự phục hồi của thị trường xuất khẩu lớn nhất của chúng ta là khu vực đồng euro dường như đã ngừng lại.” Những phát biểu của ông King đã đẩy các chỉ số chứng khoán của châu Âu cũng như giá trị của đồng bảng và đồng euro đi xuống, những nghiên cứu mới đây cho thấy chỉ số Ifo kinh doanh của Đức đã giảm lần đầu tiên trong vòng 10 tháng trở lại đây. Trong khi đó các nhà phân tích chờ đợi một sự tăng khác. Trong khi những nhà phân tích cho rằng thời tiết lạnh và tuyết rơi nhiều là nguyên nhân dẫn tới việc giảm chỉ số này, thì ông Dirk Schumacher- một nhà nghiên cứu tại Frankfurt cho ngân hàng Goldman Sachs lại nói rằng sự lạc quan của các nhà quản lí về sự phục hồi có thể đã vượt ra ngoài thực tế. Đã có những báo cáo không mấy khả quan về nền kinh tế của những nước khác trong châu Âu được đưa ra vào hôm thứ ba. Chi tiêu tiêu dùng của Pháp vào hàng hóa đã có một mức suy giảm tồi tệ nhất trong hai năm qua do việc kết thúc chương trình hỗ trợ tiền mặt cho những người mua xe mới, trong khi đó lòng tin của người tiêu dùng Italia đã giảm trong tháng này và là mức thấp nhất kể từ tháng bảy. Tại Bỉ những dấu hiệu của sự cải thiện trong hoạt động kinh tế cũng không thay đổi thay vì tăng như các nhà phân tích đã dự báo.

Những tin tức ảm đạm từ những nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã làm gia tăng gấp đôi sự thất vọng bởi những nhà quản trị và những nhà phân tích đã nói rằng những nền kinh tế mạnh hơn trong khu vực sẽ phát triển nhanh đủ để bù đắp cho những nền kinh tế khác như Hy Lạp và Tây Ban Nha, những nước đang đối mặt với những vấn đề nợ và những vấn đề nghiêm trọng của nền kinh tế vĩ mô. Tại Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, nhiều nhà máy đang hoạt động dưới năng lực khi xuất khẩu đã giảm tới 18% trong năm ngoái. Jorg Kramer, nhà trưởng kinh tế tại Commerzbank cho biết vào hôm thứ ba rằng :”Nước Đức sẽ phải chiến đấu với tình trạng sản xuất thấp trong một thời gian dài.” Một tin tức cũng không mấy tốt đẹp đó là việc một trong hai công ty quan trọng nhất nước Đức đưa ra bản báo cáo tình hình kinh doanh sản xuất của mình. Nhà sản xuất lốp và thiết bị phụ tùng ô tô có trụ sở tại Hanover cho biết mức thua lỗ 1,65 tỉ euro (hay 2,23 tỉ đô la) trong năm 2009 so với mức thua lỗ 1,1 tỉ đô la trong năm 2008, điều này phản ánh tình trạng ảm đạm của thị trường ô tô thế giới trong năm vừa rồi. Ngân hàng Commerzbank thông báo họ đã thua lỗ 4,5 tỉ đô la trong năm 2009, phá vỡ cả mức thua lỗ kỉ lục của năm 2008. Ngân hàng có trụ sở tại Frankfurt này cho biết họ đã phải dành cả khoản dự trữ của mình để bù vào những khoản nợ xấu. Tất cả các chỉ số chứng khoán chính của châu Âu đã giảm hôm thứ ba. Chỉ số FTSE 100 của Anh đã kết thức ngày giao dịch với mức giảm 0,7%; chỉ số DAX của Đức giảm 1,5%; chỉ số CAC 40 của Pháp đã giảm 1,3%; chứng khoán Mĩ cũng giảm trong buổi chiều. Tính đến giữa buổi chiều hôm thứ ba tại Hoa Kỳ, đồng euro đã giảm còn 1,3521đô la ăn một euro từ mức 1,3596 vào cuối ngày thứ hai, đồng bảng Anh đã giảm còn 1,5435 ăn một đô la từ mức 1,5481.

Thống đốc Ngân hàng Anh ông King đã đưa ra một lời cảnh báo khi ông bày tỏ sự thận trọng của mình trước Uỷ ban tài chính của Quốc Hội. Trong phát biểu khai mạc của mình, ông King nói rằng :”Có những dấu hiệu về sự phục hồi trong nhu cầu trên thế giới và trong nước. Nhưng sự phục hồi này là mong manh.” Ông King cho biết Ngân hàng Anh sẽ tiếp tục mua các tài sản xấu để hỗ trợ hệ thống ngân hàng. Trong khi ngân hàng trung ương trước đó còn để mở khả năng rằng họ sẽ bắt đầu mua trái phiếu và các tài sản khác, các nhà phân tích lại cho rằng có thể nó thực sự sẽ không làm như vậy. Ông King cũng cho biết rằng tình trạng cho vay của các ngân hàng ở Anh tiếp tục suy giảm. Trong khi đó tại Đức các thỏa thuận trong vùng trung tâm công nghiệp của nước Đức do công đoàn, đại diện cho 2.200.000 người lao động trong các ngành công nghiệp ô tô, kim loại và các ngành công nghiệp điện tử, dự kiến đạt được thỏa thuận với giới chủ và đó như là một tiêu chuẩn cho các thỏa thuận tại các tiểu bang khác.

 

 (Theo Nytimes)

 

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Rogoff: Khủng hoảng của Trung Quốc sẽ châm ngòi cho suy thoái khu vực
  • Trung Quốc có khả năng sẽ không mua vàng của IMF
  • Mua và nắm giữ
  • Giờ tính nhập khẩu than là chậm
  • Nhìn lại bài toán lãi suất
  • Đầu tư sang Campuchia: Thời đã đến!
  • Vì sao “thắt” lãi suất tiền gửi USD của tổ chức?
  • Ngân hàng thương mại đối mặt với nhiều thách thức
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!