Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Rogoff: Khủng hoảng của Trung Quốc sẽ châm ngòi cho suy thoái khu vực

Theo nhận định của giáo sư Đại học Harvard Kenneth Rogoff, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ rơi xuống mức 2% sau khi bong bóng nợ đồng loạt vỡ trong vòng 10 năm tới. Kéo theo đó là sự suy thoái của khu vực kinh tế châu Á.

Trả lời phỏng vấn tại Tokyo ngày hôm qua (23/01), cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cho biết: "Chúng ta sẽ không tiến vào một thập kỷ mới mà không có sự va chạm nào trong chu kỳ kinh tế. Chúng ta chỉ học cách biết Trung Quốc quan trọng như thế nào khi việc này xảy ra. Nó sẽ gây ra khủng hoảng tại tất cả các quốc gia láng giềng của Trung Quốc, trong đó bao gồm cả Nhật Bản, Hàn Quốc và sẽ là một điều rất tồi tệ với các nhà xuất khẩu hàng hóa của Mỹ Latinh."

Trung Quốc, nền kinh tế đang có khả năng sẽ vượt qua Nhật Bản để vươn lên vị trí số 2 thế giới sau Mỹ trong năm nay đã góp phần không nhỏ trong việc đưa kinh tế toàn cầu thoát khỏi cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ sau Chiến tranh thế giới II tới nay. Tuy nhiên, dư nợ tín dụng đạt mức kỷ lục, giá bất động sản nhảy vọt và mức tăng trưởng quá nhanh của nền kinh tế đã buộc chính phủ Trung Quốc phải cân nhắc về việc bắt đầu thu lại các biện pháp kích thích đã được tung ra trong thời gian khủng hoảng kinh tế diễn ra.

Ông Rogoff cho rằng, "những phản ứng của Trung Quốc với cuộc khủng hoảng tài chính mới nhất rõ ràng đã làm gia tăng lo ngại về nguy cơ bong bóng nợ trong nền kinh tế nước này."

Năm 2008, ngay khi cuộc khủng hoảng toàn cầu bùng nổ, Trung Quốc đã thực hiện cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản và tung ra gói kích thích trị giá 4 nghìn tỷ nhân dân tệ nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế của mình.

Trong khi chưa chắc chắn điều gì sẽ khiến bong bóng trên thị trường Trung Quốc bị vỡ, ông Rogoff vẫn tin rằng những biểu hiện trên thị trường Trung Quốc có khả năng là nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của nhiều cuộc khủng hoảng.

Ông cho biết thêm, sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc sẽ khiến sản lượng đầu ra của nền kinh tế giảm xuống còn 2% hoặc 3%, và thời kỳ khó khăn này có thể sẽ kéo dài tới 1,5 năm.

Tính tới thời điểm này, Trung Quốc vẫn là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới với mức tăng trưởng quý 4/2009 tăng lên tới 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Ngân hàng thế giới dự đoán mức tăng trưởng của kinh tế nước này trong năm 2010 có thể sẽ lên tới 9%.

( Trang tin VN&QT)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Trung Quốc có khả năng sẽ không mua vàng của IMF
  • Mua và nắm giữ
  • Giờ tính nhập khẩu than là chậm
  • Nhìn lại bài toán lãi suất
  • Đầu tư sang Campuchia: Thời đã đến!
  • Vì sao “thắt” lãi suất tiền gửi USD của tổ chức?
  • Ngân hàng thương mại đối mặt với nhiều thách thức
  • Tại sao đồng USD không bị đe dọa bởi đà tăng của euro
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!