Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nợ công, lo chung

Trong các báo cáo của Chính phủ, nguồn thu năm nào cũng vượt chỉ tiêu, tuy nhiên mức độ thâm hụt ngân sách thì lại càng ngày lớn hơn. Con số kế toán thu chi lại có nhiều vấn đề hơn bởi các khoản mục thu vào và chi trong năm được liệt kê không đầy đủ ở năm thực hiện. Kết quả là mức thâm hụt ngân sách thực tế lớn hơn mức 5% GDP.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, về cơ cấu tổng thu của Việt Nam, thu từ dầu thô liên tục ở mức cao (trên 20%), thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu trên 20%, các khoản thu trong nước trên 50%. Nhưng đáng chú ý là thu từ việc bán đất đai khá cao (khoảng 8%). Có thể thấy các khoản thu này là không bền vững.

Nguồn thu chính của Chính phủ là từ thuế nhưng cơ cấu thu thuế chỉ chiếm khoảng 40% trong tổng nguồn thu. Cơ cấu tổng chi của Việt Nam cho thấy chi đầu tư phát triển luôn ở mức cao (quanh 30% tổng chi) nhưng hiệu quả đầu tư rất thấp (thể hiện qua hệ số ICOR của các doanh nghiệp (DN) nhà nước cao hơn nhiều so với DN FDI và tư nhân).

Mô hình tăng trưởng hiện tại của Việt Nam dựa vào nguồn vốn là chủ yếu. Mà nguồn vốn lại được sử dụng không tốt đã gây nên sự lãng phí kéo dài.

Chính phủ trong thời gian qua tăng cường phát hành trái phiếu và vay mượn để đầu tư do áp lực đầu tư và chi tiêu quá cao. Tỷ lệ tiết kiệm nội địa chỉ đạt khoảng 27% trên GDP, trong khi đó tỷ lệ đầu tư lại luôn trên 40%. Hệ quả dẫn tới lãi suất trái phiếu chính phủ phải ở mức cao; làm thoái lui đầu tư tư nhân; gây sự bất ổn trên thị trường vốn.

Trong bảng cơ cấu nợ công của Việt Nam được công bố bởi IMF cho thấy, mức nợ nước ngoài chiếm hơn 60% so với nợ trong nước.

Nợ nước ngoài cao sẽ tác động lên nợ công tăng cao bởi niềm tin mất giá tiền đồng ở Việt Nam là khá lớn. Con số về bảo lãnh nợ của Chính phủ trong thực tế có thể cao hơn nhiều.

Trong ngắn hạn, tăng trưởng ở Việt Nam không mang tính bền vững. Việc giải quyết bài toán lạm phát đồng nghĩa với tăng trưởng thấp, nguồn thu để trả nợ cũng bị thu hẹp, dẫn tới vòng xoáy tiếp tục vay mượn cao hơn, gây áp lực lên nợ công.

Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô bất ổn và các chính sách điều hành gây mất lòng tin sẽ khiến cho tăng chi phí vốn vay, tăng áp lực nợ trên cả thị trường trong và ngoài nước.

Nhìn về trung hạn và dài hạn, nguồn thu từ thuế sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi lộ trình cắt giảm thuế quan từ các mặt hàng xuất nhập khẩu. Nguồn thu từ dầu thô và bán đất đai, DN cũng là không ổn định và bền vững.

Bước lên vị thế là một nước có thu nhập trung bình, thì các dòng vốn hỗ trợ không hoàn lại hay lãi suất thấp sẽ giảm dần và cuối cùng thay thế bằng lãi suất theo thị trường.

Bên cạnh đó, nguồn chi cũng sẽ tăng lên mạnh mẽ trong thời gian tới. Nguyên nhân là do các hạng mục đầu tư cho dân sinh - xã hội tăng lên đáng kể, nhu cầu đầu tư để tăng trưởng và phát triển.

Trong số các biện pháp giảm tỷ lệ nợ công đáng chú ý là:

- Tăng thu nhập tính theo GDP: điều cần thiết hiện nay là Chính phủ phải thay đổi mô hình tăng trưởng dựa vào vốn, cải thiện lại năng suất và tăng mức độ hiệu quả DN nhà nước thì mới có thể tăng cường chi tiêu đầu tư, sử dụng chính sách tài khóa một cách hiệu quả. Do đó, việc nên làm là phải ổn định lại các yếu tố vĩ mô khác để đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn, tuyệt đối không chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng cao.

- Phát hành trái phiếu và in tiền là hai phương pháp giải quyết bài toán thâm hụt ngân sách và tăng vốn đầu tư, nhưng lại gây ra lạm phát. Hơn nữa mức độ hiệu quả sử dụng vốn từ Chính phủ còn quá kém nên khối nợ công ngày một lớn hơn mà lại có tác động thấp tới kích thích tăng trưởng kinh tế. Sử dụng hai kênh này phải đúng thời điểm và có đánh giá đúng tác động đánh đổi qua lại giữa các chỉ tiêu vĩ mô có thể có một cách hợp lý.

Nợ quốc gia có thể cao nhưng với cơ cấu trả nợ và vay nợ hợp lý thì mới tăng khả năng kích thích tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cần công khai và tính toán đầy đủ các khoản vay, thu chi ngân sách, các khoản bảo lãnh của Chính phủ với các tổ chức, các khoản nợ của DN nhà nước.

Từ đó mới có thể đưa ra kế hoạch vay mượn, trả nợ và sử dụng vốn cho phù hợp. Đồng thời tăng cường loại bỏ các DN hiệu quả thấp, lọc bớt và cải thiện hiệu quả hoạt động từng dự án của Chính phủ, từng DN nhà nước.

(Doanh Nhân Sài Gòn)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Môi trường kinh doanh
  • ODA tiếp tục là nguồn vốn quan trọng
  • Vì sao nhà băng lãi lớn khi doanh nghiệp liêu xiêu?
  • Trung - Mỹ lại “nóng” chuyện tỷ giá
  • Lãi vay đóng băng tín dụng
  • Quản lý nợ công: Tránh vay tiền rồi để không
  • Có bị “thổi” giá?
  • Bài 1: Nhà cho thuê giá thấp vẫn bỏ ngỏ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!