Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phong trào “đô thị hóa” ngân hàng

Người dân nông thôn ngày càng khó tiếp cận với các nguồn tài chính chính thức vì các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn đã được "đô thị hóa".

Trước năm 2006, người ta còn nghe đến các tên gọi quen thuộc của một loạt ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn như: Ngân hàng Rạch Kiến ở Long An (nay là Ngân hàng Đại Tín), Ngân hàng Ninh Bình (nay là Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu), Ngân hàng Nhơn Ái Cần Thơ (nay là Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội), Ngân hàng Cờ đỏ ở Cần Thơ (nay là Ngân hàng Miền Tây), Ngân hàng Đại Á (nay là DaiABank)...

Các ngân hàng này, tiền thân là các quỹ tín dụng nhân dân (hay hợp tác xã tín dụng).

Sau vụ đổ vỡ hàng loạt quỹ tín dụng nhân dân năm 1988-1989, một số quỹ tín dụng còn tồn tại, phát triển và trở thành các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, hoặc nhiều quỹ hợp lực lại thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị tại thời điểm đó như Ngân hàng Nam Á...

Quỹ tín dụng hay ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn đều nhằm phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là tầng lớp người nghèo. Nhưng trong xu hướng phát triển kinh tế, do sự hạn chế về thành lập ngân hàng mới, nên nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã tìm cách “thôn tính” các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thông qua việc mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược, rồi từ đó tiếp sức, giúp các ngân hàng này nhanh chóng chuyển đổi mô hình từ “ngân hàng nông thôn” lên “ngân hàng đô thị”.

Điều trước tiên mà các ngân hàng nông thôn nghĩ đến khi chuyển đổi mô hình, đó là tìm kiếm nơi ở mới theo phương châm truyền thống: “an cư mới lập nghiệp”. Do đó việc di dời trụ sở ngân hàng từ nông thôn lên thành thị là tất yếu, trong đó các ngân hàng thường lựa chọn các thành phố lớn để đặt trụ sở chính như Hà Nội và Tp.HCM, tiếp đến là “thay tên đổi họ” và bắt đầu chinh phục thị trường mới.

Đây mới thực sự là mục tiêu quan trọng nhất của cuộc “chuyển đổi” hay “đô thị hóa” của các ngân hàng nông thôn, bởi theo quy định, nếu còn hai chữ “nông thôn” thì nghiệp vụ kinh doanh bị giới hạn, địa bàn hoạt động bị bó hẹp trong phạm vi một tỉnh.

Nay, những rào cản trên đã không còn và cũng từ đây, miền đất thôn quê trở thành dĩ vãng. Hệ quả là người dân nông thôn ngày một khó tiếp cận với các nguồn tài chính chính thức, vì các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn ngày xưa nay đã được “đô thị hóa” mất rồi.

Một hệ quả khác là số lượng ngân hàng thương mại cổ phần bỗng phình to ra trong khi Ngân hàng Nhà nước vẫn cứ nói mấy năm qua hầu như không cấp phép thành lập ngân hàng.

(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Trần lãi suất “ngáng chân” tín dụng tiêu dùng
  • Ba nguyên nhân khiến đồng USD tăng giá trên thị trường tiền tệ
  • Áp lực “kép”
  • Động lực mới cho Khu vực Tam giác phát triển
  • Cơ hội cho sự đảo chiều
  • Tạo chuyển biến mạnh về đầu tư năm 2009
  • Áp lực giải ngân vốn FDI
  • Thiếu cơ chế giám sát hiệu quả vốn đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!