Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Rất có thể không hoàn thành mục tiêu huy động vốn trái phiếu chính phủ

Quyết định 171/2006/QĐ-TTg về việc phát hành và sử dụng trái phiếu chính phủ (TPCP) giai đoạn 2003 - 2010 sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay, nhưng nhiều khả năng sẽ không hoàn thành mục tiêu đã đề ra do nhiều nguyên nhân.
 
Nguyên nhân quan trọng nhất là Bộ Tài chính không thể huy động đủ nguồn vốn TPCP cần thiết để thực hiện Quyết định 171/2006/QĐ-TTg. Theo quyết định này, trong giai đoạn 2003-2010, Bộ Tài chính phải huy động 194.000 tỷ đồng TPCP để đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, cấp bách, như các dự án giao thông, thuỷ lợi, di dân tái định cư Thủy điện Sơn La, nâng cấp bệnh viện đa khoa tuyến huyện, xây dựng nhà ở cho sinh viên... Tuy nhiên, tính đến hết năm 2009, Bộ Tài chính mới huy động được 92.800 tỷ đồng. Nếu cộng cả số TPCP huy động trong 3 tháng đầu năm nay, thì tổng số tiền huy động thông qua kênh TPCP để đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, cấp bách vẫn còn thiếu khoảng 95.000 tỷ đồng.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, trước năm 2008, việc huy động vốn qua kênh TPCP nhìn chung thuận lợi nhờ kinh tế phát triển tốt và các nguồn vốn đầu tư trên thị trường tương đối dồi dào, trong đó có phần đóng góp đáng kể của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, sang năm 2009, những biến động tiêu cực của nền kinh tế thế giới đã khiến nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài giảm. Trong khi đó, trên thị trường tài chính trong nước, việc huy động TPCP cũng gặp khó khăn hơn do suy giảm kinh tế và phải cạnh tranh khốc liệt với các kênh đầu tư khác, như chứng khoán, bất động sản, vàng, ngoại tệ... “Nhằm thu hút các nhà đầu tư, Bộ Tài chính đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, song cả năm 2009 chỉ huy động được khoảng 30% kế hoạch”, ông Ninh cho biết.

Nhìn vào 2 phiên phát hành TPCP gần đây có thể thấy, việc phát hành TPCP trong thời gian tới sẽ khá khó khăn, mặc dù Bộ Tài chính đưa ra mức lãi suất huy động còn cao hơn cả trần lãi suất huy động (10,5%/năm) và trần lãi suất cho vay (12%/năm) của Ngân hàng Nhà nước. Việc Bộ Tài chính lần đầu tiên đưa lãi suất TPCP cao hơn cả trần lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng cho thấy, tình hình huy động TPCP năm 2010 chưa có cải thiện nhiều so với năm 2009 và điều này, nếu tiếp diễn, sẽ đe dọa phá vỡ mặt bằng lãi suất chung và tạo nên cuộc đua tăng lãi suất huy động trên thị trường tài chính.

Mặc dù lãi suất TPCP đã vượt trần lãi suất cho vay, nhưng huy động vẫn chưa có cải thiện đáng kể. Cụ thể, ngày 18/3/2010, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội tổ chức đấu thầu 1.000 tỷ đồng TPCP, nhưng chỉ huy động được 600 tỷ đồng, mặc dù phải trả với lãi suất 12%/năm (loại kỳ hạn 2 năm) và 12,1%/năm (loại kỳ hạn 3 năm). Ngày 24/3/2010, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội tiếp tục tổ chức đấu thầu 3.000 tỷ đồng TPCP, song chỉ huy động được vỏn vẹn 100 tỷ đồng, với lãi suất 12,1%/năm.

Mặc dù nguồn vốn TPCP huy động không đạt kế hoạch, nhưng để bảo đảm tiến độ đầu tư xây dựng các công trình dự án, Bộ Tài chính vẫn cố gắng giải ngân vượt số tiền huy động. Trong giai đoạn 2003-2009, tổng số tiền giải ngân đạt 118.600 tỷ đồng. Số tiền giải ngân vượt số huy động (khoảng 25.800 tỷ đồng) được Bộ Tài chính huy động từ nhiều nguồn khác, trong đó có nguồn từ Bảo hiểm Xã hội, Ngân hàng Nhà nước, quỹ tồn ngân của Kho bạc Nhà nước...

(Theo Mạnh Bôn // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Vốn cho xuất khẩu lao động: Ngân hàng và lao động đều khó?
  • Đồng thuận vì ai?
  • Chuyên gia phân tích và thảo luận: Bàn về cạnh tranh ngân hàng
  • Tiền đồng tăng giá tới đâu?
  • Dẹp bỏ dự án “xí phần”
  • Bắt đầu cuộc đua hạ lãi suất huy động?
  • Chính sách lãi suất: Từ lý thuyết đến thực tế
  • Bài toán khó cho điều hành chính sách tài chính, tiền tệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!