Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồng thuận vì ai?

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) lại một lần nữa kêu gọi các ngân hàng đồng thuận lãi suất. Tuy nhiên, lời kêu gọi này sẽ được các hội viên của VNBA hưởng ứng ra sao mới là điều dư luận quan tâm.

Từ năm 2008 đến nay, VNBA đã nhiều lần có những động thái tương tự trong hoàn cảnh thị trường tiền tệ nóng bỏng. Nỗ lực ấy của VNBA được đánh giá là một hành động tích cực ổn định lãi suất nhưng vì lợi ích, hoàn cảnh riêng của mình, nhiều ngân hàng đã phá vỡ đồng thuận.

Lần này, khi mà ngay cả lệnh của NHNN yêu cầu giữ lãi huy động dưới 10,5%/ năm đã bị vô hiệu hóa thì không ít ý kiến lo âu cho lời kêu gọi mới đây của VNBA.

Ngày 15-4, VNBA có văn bản mong các ngân hàng thương mại giữ lãi suất huy động không quá 11,5%/năm. Cũng trong ngày này có ngân hàng đưa lãi suất này lên 11,99%/năm, mức lãi vừa đủ để không phạm luật. Những ngân hàng vẫn giữ hay thiết lập lãi suất huy động trên 11,5%/năm cho đến đầu tuần đã lên đến gần con số chục.

Có thể nhiều ngân hàng cần thời gian để xem xét kêu gọi của VNBA, nhưng với diễn biến trên thì đồng thuận lãi suất huy động trong thời điểm này quả là quá khó. Chưa hẳn các ngân hàng không tôn trọng tổ chức mà mình là hội viên, mà do những tiền lệ cùng những khó khăn đã buộc họ phải đi con đường riêng, dù con đường ấy không mang lại lợi ích chung.

Không ít lãnh đạo các ngân hàng hội viên của VNBA đã từng bức xúc trong những lần trước “một sự đồng thuận giả tạo. Các ngân hàng vẫn giơ tay đồng ý, nhưng thực tế thì huy động dưới các hình thức khác nhau với lãi suất cao hơn, hoặc kèm thêm khuyến mãi”. Có thể tình hình vào thời điểm này sẽ khá hơn, nhưng chưa có gì bảo đảm các ngân hàng nhỏ hoặc muốn hút vốn lại không tìm cách lách như đã xảy ra.

Một khi yêu cầu của NHNN còn chưa được coi trọng (dù không còn phù hợp) thì ít ai tin kêu gọi của VNBA lại có giá trị hơn. Mỗi ngân hàng có tính toán, cách sử dụng vốn huy động riêng của mình nên đưa ra một mặt bằng lãi suất chung cũng rất khó để họ tuân theo.

Một khi huy động vốn vẫn èo uột, thanh khoản chưa cao, các ngân hàng còn phải tìm cách lèo lái trong khuôn khổ luật pháp để trụ qua thời điểm này.

Diễn biến từ lãi suất cho vay cho thấy, người đi vay không còn chịu nổi lãi quá cao, chẳng cần kêu gọi  lãi vay phải hạ xuống phổ biến 14-15%/năm để vốn có đầu ra, ngân hàng còn khách hàng.

Có thể lãi suất huy động rồi đây cũng phải đi theo con đường này, khi mà các ngân hàng hoặc sợ phạm luật, hoặc không còn sức để đua. Nhưng vào lúc này, lời kêu gọi đồng thuận trong âu lo trên của VNBA cần được tôn trọng hơn những lần trước, bởi đồng thuận, về lâu dài sẽ có ích cho nhiều ngân hàng. 

(Theo Hà Phan // Tienphong Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chuyên gia phân tích và thảo luận: Bàn về cạnh tranh ngân hàng
  • Tiền đồng tăng giá tới đâu?
  • Dẹp bỏ dự án “xí phần”
  • Bắt đầu cuộc đua hạ lãi suất huy động?
  • Chính sách lãi suất: Từ lý thuyết đến thực tế
  • Bài toán khó cho điều hành chính sách tài chính, tiền tệ
  • Điều hành tỉ giá: Khéo nhưng chưa chắc hay!
  • Tỷ giá giảm: Lợi và hại từ các góc nhìn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!