Các chuyên gia trên thế giới đang có nhiều tranh cãi xoay quanh việc các nước châu Á (trừ Trung Quốc) cần tăng đầu tư trong nước thay cho việc chú trọng vào kích tích tiêu dùng như trước kia trong bối cảnh tài khoản vãng lai tại các nước này hầu hết là thặng dư.
Các quốc gia châu Á có thể giảm thặng dư tài khoản vãng lai bằng một trong 2 cách: tiết kiệm ít hơn (tức là tiêu dùng nhiều hơn) hoặc tăng đầu tư. Thông thường, việc chọn lựa làm theo cách nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân tại sao tài khoản vãng lai của họ lại thặng dư; ví dụ như Trung Quốc có tốc độ tăng tiết kiệm lớn hơn đầu tư nên dù nước này liên tục gia tăng sản xuất nhưng vẫn có thặng dư, trong khi đó Ấn Độ có tỷ lệ tiết kiệm cao nhưng ở trạng thái thâm hụt do đầu tư được duy trì cao hơn.
Tại hầu hết các quốc gia châu Á khác, tỷ trọng tiết kiệm trên GDP giảm hoặc gần như không đổi trong vòng một thập kỷ qua, và lý do khiến cho tài khoản vãng lai thậm dư là do khủng hoảng kinh tế 1997-1998 đã khiến cho việc đầu tư phát triển sản xuất tại các nước này sụt giảm và vẫn chưa trở lại mức trước khủng hoảng. Ví dụ, Malaysia có tỷ lệ đầu tư trên GDP đạt 44% vào năm 1995 và hạ xuống mức 19% vào năm 2009, tỷ lệ tương ứng tại Thái Lan là 41% và 21%. Không những vậy, chi tiêu của hộ gia đình tại các nước châu Á (ngoại trừ Trung Quốc) cũng giảm từ 65% GDP vào năm 1980 xuống còn 47% vào năm 2008, trong khi tỷ lệ này tại Mỹ vẫn hơn 70%; mặc dù tỷ trọng giảm nhưng tiêu dùng vẫn là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Đầu tư đóng góp một nửa vai trò trong tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ 2000 – 2008, trong khi đó, tiêu dùng cá nhân chỉ góp 35% vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội. Việc tăng đầu tư, đặc biệt vào hệ thống cơ sở hạ tầng, sẽ giúp giảm thặng dư tài khoản vãng lai, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng suất của nền kinh tế và cải thiện thu nhập cũng như mức sống của dân cư. Mục tiêu kinh tế - xã hội hiện nay của hầu hết các nước châu Á đều là tối đa hóa mức sống trung bình của người dân, nhưng nếu tiêu dùng quá nhiều ngày hôm nay sẽ dẫn tới sự nghèo đi trong tương lai.
Các quốc gia châu Á có thể giảm thặng dư tài khoản vãng lai bằng một trong 2 cách: tiết kiệm ít hơn (tức là tiêu dùng nhiều hơn) hoặc tăng đầu tư. Thông thường, việc chọn lựa làm theo cách nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân tại sao tài khoản vãng lai của họ lại thặng dư; ví dụ như Trung Quốc có tốc độ tăng tiết kiệm lớn hơn đầu tư nên dù nước này liên tục gia tăng sản xuất nhưng vẫn có thặng dư, trong khi đó Ấn Độ có tỷ lệ tiết kiệm cao nhưng ở trạng thái thâm hụt do đầu tư được duy trì cao hơn. Tại hầu hết các quốc gia châu Á khác, tỷ trọng tiết kiệm trên GDP giảm hoặc gần như không đổi trong vòng một thập kỷ qua, và lý do khiến cho tài khoản vãng lai
thậm dư là do khủng hoảng kinh tế 1997-1998 đã khiến cho việc đầu tư phát triển sản xuất tại các nước này sụt giảm và vẫn chưa trở lại mức trước khủng hoảng. Ví dụ, Malaysia có tỷ lệ đầu tư trên GDP đạt 44% vào năm 1995 và hạ xuống mức 19% vào năm 2009, tỷ lệ tương ứng tại Thái Lan là 41% và 21%. Không những vậy, chi tiêu của hộ gia đình tại các nước châu Á (ngoại trừ Trung Quốc) cũng giảm từ 65% GDP vào năm 1980 xuống còn 47% vào năm 2008, trong khi tỷ lệ này tại Mỹ vẫn hơn 70%; mặc dù tỷ trọng giảm nhưng tiêu dùng vẫn là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Đầu tư đóng góp một nửa vai trò trong tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ 2000 – 2008, trong khi đó, tiêu dùng cá nhân chỉ góp 35% vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội. Việc tăng đầu tư, đặc biệt vào hệ thống cơ sở hạ tầng, sẽ giúp giảm thặng dư tài khoản
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp // CTCK Artex)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com